Các cấp độ ảnh h−ởng đến hành vi sức khỏe

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe (Trang 33 - 34)

2. HμNH VI SứC KHOẻ Vμ NHữNG YếU Tố ảNH HƯởNG 1 Hành vi sức khỏe

2.3. Các cấp độ ảnh h−ởng đến hành vi sức khỏe

Phần trên đã đề cập đến ba nhóm yếu tố chính ảnh h−ởng đến hành vi đó là: yếu tố cá nhân (nhóm yếu tố tiền đề); nhóm yếu tố củng cố (yếu tố giữa cá nhân với cá nhân, yếu tố cộng đồng); nhóm yếu tố tạo điều kiện thuận lợi/cho phép (yếu tố luật pháp, chính sách chung). Hành vi của con ng−ời hình thành trong mối quan hệ giữa con ng−ời và xã hội. Vì vậy, các ch−ơng trình nâng cao sức khỏe sẽ trở nên hiệu quả hơn khi có sự thay đổi tích cực môi tr−ờng xã hội. Ng−ời ta đã đ−a ra một mô hình

“môi tr−ờng xã hội” để tìm hiểu và giải thích về hành vi sức khỏe. Mô hình này đề cập

đến năm cấp độ ảnh h−ởng có thể quyết định các hành vi sức khỏe, mỗi cấp độ là một đối t−ợng cho các can thiệp của ch−ơng trình nâng cao sức khỏe. Chúng bao gồm: các yếu tố cá nhân, mối quan hệ cá nhân, các yếu tố tổ chức, các yếu tố về cộng đồng, và yếu tố luật pháp, chính sách xã hội tất cả các yếu tố này đều ảnh h−ởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi sức khỏe của cá nhân trong mối t−ơng quan đến các yếu tố của cấp độ khác (Sơ đồ 2.3). Hành vi sức khoẻ ảnh h−ởng từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp Các yếu tố cá nhân Môi tr−ờng học tập, làm việc Những ảnh h−ởng từ cộng đồng Môi tr−ờng luật pháp Sơ đồ 2.3. Các cấp độ ảnh h−ởng đến hμnh vi sức khoẻ 2.3.1. Cấp độ ảnh hởng thứ nhất - Các yếu tố cá nhân

Các yếu tố cá nhân bao gồm kiến thức, thái độ và kĩ năng của từng cá nhân. Các yếu tố cá nhân này đã đ−ợc các lí thuyết về tâm lí học đề cập và nghiên cứu. Trên thực tế một số ng−ời trở nên quan tâm và h−ớng tới thay đổi hành vi khi đ−ợc giới thiệu các thông tin về nguy cơ sức khỏe. Ng−ợc lại một số khác có thể từ chối nguy cơ của họ và không h−ớng tới thay đổi hành vi. Điều này là do nhận thức nguy cơ ở mỗi ng−ời là khác nhau. Nhận thức về khả năng mắc bệnh, tính trầm trọng của vấn đề và hậu quả của hành vi cũng khác nhau ở mỗi ng−ời.

Nghiên cứu của Weinberger, Greener, Mamlin và Jerin (1981) đã so sánh sự hiểu biết về khả năng mắc bệnh và ảnh h−ởng trầm trọng của thuốc lá đến sức khỏe của những ng−ời hút thuốc và những ng−ời không hút thuốc. Những ng−ời đã hút thuốc có niềm tin về hậu quả của việc hút thuốc đối với sức khỏe khác với những ng−ời đang hút thuốc. Những ng−ời hút thuốc nặng đánh giá hậu quả của hút thuốc là ít trầm

trọng. Trong khi rất nhiều ng−ời đang hút thuốc đã công nhận tác hại tiềm tàng do hút thuốc, nh−ng có cá nhân lại cho tác hại của thuốc lá đối với mình có thể thấp.

Do vậy các cán bộ làm việc trong lĩnh vực NCSKcần hiểu yếu tố nào đóng góp cho quyết định thay đổi hành vi của cá nhân, và yếu tố nào giúp một số ng−ời có thể điều chỉnh để thay đổi hành vi dễ dàng hơn những ng−ời khác. Khi phân tích yếu tố cá nhân chúng ta cần xem xét các điểm sau:

− Quan điểm của cá nhân về nguyên nhân và việc phòng ngừa bệnh tật nh− thế nào? − Cá nhân có thể điều khiển cuộc sống của họ đến đâu và thay đổi hành vi đến

mức độ nào?

− Cá nhân có tin sự thay đổi là cần thiết không?

− Cá nhân có nhận biết đ−ợc việc thay đổi hành vi không lành mạnh là có lợi về lâu dài không?

− Những khó khăn và các vấn đề liên quan tới thay đổi hành vi.

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)