- Chứng kiến từ bạn bè, ng−ời thân Thông tin từ các ph−ơng tiện
1. CáC PHƯƠNG THứC TIếP CậN NÂNG CAO SứC KHOẻ
1.1. Tiếp cậ ny tế
1.1.1. Mục tiêu
Tiếp cận này bao gồm các hoạt động nhằm làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong. Đối t−ợng của các hoạt động này là toàn bộ quần thể và những nhóm nguy cơ cao. Mục đích cuối cùng của cách tiếp cận này là nhằm tìm ra các biện pháp dự phòng ngăn chặn sự phát triển của bệnh và các tr−ờng hợp tử vong. Biện pháp này th−ờng đ−ợc mô tả d−ới ba cấp độ can thiệp:
− Dự phòng cấp I: Ngăn cản sự xuất hiện của bệnh tật bằng cách giáo dục sức
khỏe, tiêm chủng, ví dụ: khuyến khích không hút thuốc lá, không ăn thức ăn không hợp vệ sinh...
− Dự phòng cấp II: Ngăn cản sự tiến triển của bệnh thông qua khám sàng lọc và
các biện pháp chẩn đoán sớm khác, ví dụ sàng lọc phát hiện bệnh lao, ung th− vú...
− Dự phòng cấp III: Giảm thiểu hậu quả của bệnh tật và ngăn ngừa bệnh tái phát
nh− phục hồi sức khỏe, giáo dục bệnh nhân, liệu pháp giảm đau...
Hiện nay tiếp cận y tế, đặc biệt là dự phòng cấp I và cấp II đ−ợc áp dụng khá phổ biến và đ−ợc đánh giá cao nhờ việc sử dụng các ph−ơng pháp khoa học nh− nghiên cứu bệnh dịch. Hơn nữa việc ngăn ngừa và phát hiện bệnh sớm th−ờng ít tốn kém hơn nhiều so với việc điều trị cho những ng−ời đã mắc bệnh.
Tiếp cận y tế th−ờng mang tính chuyên môn cao và mang tính áp đặt từ bên ngoài.
ở đây vai trò của các chuyên gia y tế, những ng−ời có kiến thức chuyên môn vô cùng quan trọng và đóng vai trò chủ đạo. Nhờ thực hiện biện pháp này chúng ta đã thu đ−ợc những thành tựu đáng kể về sức khỏe. Ví dụ nh− việc loại trừ bệnh đậu mùa trên thế giới và thanh toán bệnh bại liệt ở Việt Nam là nhờ kết quả của ch−ơng trình tiêm chủng.
Tuy nhiên về bản chất, tiếp cận y tế đ−ợc xây dựng dựa trên khái niệm có bệnh hay không có bệnh. Cách tiếp cận này nghiêng về chữa bệnh, phòng bệnh cụ thể mà không nhằm mục đích NCSK và do vậy đã bỏ qua các khía cạnh môi tr−ờng và xã hội của sức khỏe. Khi xã hội phát triển, y tế không chỉ phục vụ mục đích phòng ngừa bệnh tật mà còn chú trọng đến việc nâng cao chất l−ợng cuộc sống. Ngoài ra, cách tiếp cận này còn dẫn đến tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào y học khiến ng−ời bệnh trở nên thụ động, không tích cực trong việc hành động và quyết định sức khỏe của chính mình.