KHáI NIệM CộNG ĐồNG TRONG NÂNG CAO SứC KHOẻ

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe (Trang 119 - 121)

- Thầy thuốc đóng vai trò vận động và hỗ trợ

1. KHáI NIệM CộNG ĐồNG TRONG NÂNG CAO SứC KHOẻ

1.1. Khái niệm cộng đồng

Trong y tế công cộng (YTCC), khái niệm cộng đồng đ−ợc sử dụng rất phổ biến và đóng một vai trò quan trọng. Đối t−ợng can thiệp của YTCC là một cộng đồng dân c− khác với đối t−ợng can thiệp của y học lâm sàng là các cá nhân đơn lẻ. Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng. Tuy nhiên về căn bản, một cộng đồng này đ−ợc phân biệt với cộng đồng khác bởi những đặc tr−ng riêng nào đó nh−: yếu tố địa lý, văn hóa, xã hội, dân tộc, tôn giáo nghề nghiệpTheo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học năm 2004 cộng đồng là: “toàn thể những ng−ời cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

Trong bài học này chúng ta hiểu cộng đồng là: "một nhóm ng−ời có mối quan hệ, ràng buộc lẫn nhau do có chung một hoặc một số đặc tính nh−: cùng sống trong một vùng nhất định, cùng một dân tộc, cùng tôn giáo, chia sẻ hoặc có chung các giá trị, chuẩn mực hay mối quan tâm". Ví dụ: cộng đồng của một làng, xã, huyện, tỉnh nào đó; cộng đồng ng−ời Thiên chúa giáo; cộng đồng ng−ời làm nghề gốm sứ, cộng đồng dân tộc H’Mông; cộng đồng nông thôn, thành thị

1.2. Đặc điểm của cộng đồng

− Đặc điểm đầu tiên phải kể đến khi nhắc tới cộng đồng đó là yếu tố địa lí. Nói đến cộng đồng là nói đến một tập thể ng−ời định c− trên một vùng đất đai có giới hạn. Ranh giới địa lí đ−ợc xác lập là cơ sở để phân biệt công đồng này với cộng đồng khác. ý thức về địa lí là một trong các ý thức sâu sắc và lâu bền của con ng−ời. Ví dụ: ng−ời cùng quê, cùng làng, cùng xứ, ng−ời miền xuôi, hay miền ng−ợc, ng−ời miền biển hay miền núi

− Yếu tố thứ hai là yếu tố kinh tế: Cơ sở kinh tế là yếu tố cơ bản quyết định đời sống xã hội. Trong những hoàn cảnh cụ thể, con ng−ời không thể sống riêng

biệt mà phải dựa vào nhau, cùng chung sống, cùng lao động và cùng h−ởng thụ những thành quả lao động. Lúc này, các hoạt động kinh tế không chỉ tạo ra cho cộng đồng sự đảm bảo về mặt vật chất mà đó còn là một ph−ơng diện của sự phát triển cộng đồng. Mọi ng−ời gắn kết với nhau trong mối quan hệ việc làm nh− làng nghề...

− Yếu tố văn hóa: Đây là một nét đặc biệt của cộng đồng và là hạt nhân bền vững gắn kết con ng−ời với cộng đồng. Các yếu tố nh− truyền thống lịch sử, các giá trị và chuẩn mực xã hội, phong tục, tập quán, tôn giáo tín ng−ỡng là cơ sở duy trì và phát triển một cách bền vững đối với mỗi cộng đồng.

1.3. Khái niệm phát triển cộng đồng trong nâng cao sức khỏe

1.3.1. Một số khái niệm phát triển cộng đồng

Phát triển cộng đồng là một quá trình nâng cao sức khỏe (NCSK) có sự tham gia của những ng−ời dân vào việc đ−a ra các quyết định của bản thân về các yếu tố liên quan đến sức khỏe. Nói cách khác, đó là việc cùng với mọi ng−ời và cộng đồng tạo ra

sức mạnh và sự tự tin nhằm giải quyết các vấn đề có tính cấp thiết (Baum 1989).

Đến những năm 1950, quá trình PTCĐ nói chung đ−ợc mô tả là các can thiệp của chính quyền d−ới góc độ huấn luyện những ng−ời lạc hậu những kĩ thuật tốt hơn để họ quản lí đất đai và sức khỏe bản thân, hoặc khắc phục những thiếu hụt trong lĩnh vực giáo dục, sức khỏe và phúc lợi (Dixon 1989).

PTCĐ trong NCSK là một quá trình qua đó một cộng đồng xác định đ−ợc các nhu cầu về sức khỏe hoặc mục tiêu NCSK của mình, sắp đặt thứ tự −u tiên cho các nhu cầu hay mục tiêu này; nâng cao sự tự tin và quyết tâm trong cộng đồng, tìm kiếm các nguồn lực bên trong và bên ngoài nhằm giải quyết đ−ợc những nhu cầu và mục tiêu này; hình thành thái độ, hành vi hợp tác, phối hợp trong cộng đồng theo chiều h−ớng tích cực. (Ross 1955).

Trong NCSK, PTCĐ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tăng tính chủ động và tự kiểm soát của ng−ời dân nhằm xác định các yếu tố ảnh h−ởng đến sức khỏe của bản thân. Nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với các hành vi có lợi hoặc không có lợi cho sức khỏe của cộng đồng nói chung và của bản thân nói riêng. PTCĐ mang ý nghĩa huy động, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, kêu gọi sự ủng hộ của những ng−ời đứng đầu cộng đồng, khuyến khích tính tự lực và tự nguyện trong cộng đồng.

Tóm lại, PTCĐ trong NCSK là một tiến trình giải quyết vấn đề sức khỏe, qua đó sức khỏe cộng đồng đ−ợc cải thiện nhờ nâng cao kiến thức và phát triển kĩ năng phát hiện nhu cầu và vấn đề sức khỏe, xác định đ−ợc các vấn đề −u tiên, huy động đ−ợc các nguồn lực để đ−a ra các giải pháp và hành động thích hợp. PTCĐ thực chất là sự tham gia chủ động với t− cách tập thể của ng−ời dân vào quá trình NCSK của cá nhân và cộng đồng.

1.3.2. Một số khái niệm liên quan đến PTCĐ

Sự tham gia của cộng đồng là sự tham gia của mọi ng−ời trong cộng đồng đến quá trình xây dựng mục tiêu và thực hiện các hoạt động nhằm NCSK. Mức độ tham gia khác nhau của cộng đồng đ−ợc thể hiện ở sự tham gia của các cấp, ngành, các bên liên quan, từ trung −ơng xuống địa ph−ơng, và của chính những ng−ời dân tại cộng đồng đó. Ví dụ nh− việc tham gia đóng góp ý kiến của ng−ời dân đối với các điều luật bảo vệ và chăm sóc sức khỏe hay sự tham gia của ng−ời dân vào ch−ơng trình y tế tại địa ph−ơng (ch−ơng trình tiêm chủng mở rộng, ch−ơng trình phòng chống sốt rét, ch−ơng trình phòng chống lao và bệnh phổi ...).

Hoạt động ngoại tuyến là sự mở rộng của các dịch vụ chuyên môn đến các khu vực dân c− sinh sống nhằm giúp cho cộng đồng dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế. Ví dụ: các nhóm l−u động của các trạm y tế xã đi đến từng bản làng để phát hiện và điều trị sốt rét, các đội l−u động lấy mẫu xét nghiệm Lao tại cộng đồng, thực hiện ch−ơng trình tiêm chủng mở rộng tại các vùng sâu, vùng xa...

Dự án y tế cộng đồng là dự án đ−ợc thiết kế nhằm đáp ứng đ−ợc các nhu cầu về sức khỏe trong cộng đồng. Ví dụ: dự án phòng chống suy dinh d−ỡng trong cộng đồng, dự án nâng cao ý thức cộng đồng trong phòng chống tai nạn, th−ơng tích, dự án giáo dục sức khỏe về phòng chống tác hại thuốc lá....

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)