- Chứng kiến từ bạn bè, ng−ời thân Thông tin từ các ph−ơng tiện
3.1.3. Lí thuyết nhận thức xã hộ
Lí thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) đ−ợc xem là lí thuyết hoàn chỉnh nhất áp dụng để giải thích cho thay đổi hành vi. Nó đề cập tới việc xác định hành vi sức khỏe và ph−ơng pháp giúp thay đổi hành vi. Theo lí thuyết nhận thức xã hội: các yếu tố xã hội, các yếu tố chính sách, môi tr−ờng và xã hội có thể hình thành hành vi của con ng−ời. Ví dụ tại nơi làm việc nếu không có quy định “không hút thuốc lá” thì bạn sẽ cảm thấy bình th−ờng khi bạn có hành vi hút thuốc. Ng−ợc lại nếu có các quy định “không hút thuốc lá” thì khi bạn hút thuốc, vì ít nhiều bạn sẽ cảm thấy mình đang vi phạm quy định của công sở, vì thế góp phần hạn chế hành vi hút thuốc của bạn. Đây cũng là môi tr−ờng hỗ trợ cho việc bỏ thuốc lá.
Theo lí thuyết nhận thức yếu tố xã hội thì hành vi cá nhân bị ảnh h−ởng rất nhiều bởi môi tr−ờng xã hội nh− áp lực từ xã hội, bạn bè và nhóm. Vì vậy các nhà truyền thông thay đổi hành vi cần xem xét hành vi cá nhân trong ngữ cảnh xã hội, kinh tế và gia đình khi lập mục tiêu cho các ch−ơng trình sức khỏe. Ví dụ hành vi dùng chung bơm kim tiêm ở những ng−ời tiêm chích ma túy bị ảnh h−ởng nhiều bởi áp lực của nhóm. Nó d−ờng nh− để thể hiện tính cộng đồng của nhóm nghiện hút và giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn (Grund 1993). Hơn nữa hành vi này cũng bị ảnh h−ởng bởi vấn đề kinh tế. Những ng−ời nghiện đã cạn kiệt tiền vì chi phí để mua thuốc. Từ đó các can thiệp giáo dục nên tập trung nâng cao hiểu biết cho các đồng đẳng viên, đồng thời cung cấp bơm kim tiêm nhằm hỗ trợ đối t−ợng về mặt vật chất để tăng c−ờng khả năng thay đổi hành vi.