CáC YÊU CầU CủA MụC TIÊU

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe (Trang 103 - 104)

- Thầy thuốc đóng vai trò vận động và hỗ trợ

2. CáC YÊU CầU CủA MụC TIÊU

Mục tiêu cần đạt đ−ợc các yêu cầu sau:

2.1. Đặc thù, cụ thể

Mục tiêu phải đề cập một vấn đề cụ thể, liên quan đến một đối t−ợng đích cụ thể tại một địa điểm xác định. Ví dụ: cải thiện kiến thức của các bà mẹ về nuôi d−ỡng, chăm sóc trẻ để giảm tình trạng suy dinh d−ỡng trẻ em; tăng tỉ lệ ng−ời dân có kiến thức và thực hành đúng để phòng bệnh cúm do virus H5N1.

2.2. Đo l−ờng đ−ợc

Mục tiêu cần nêu rõ mức độ thay đổi, có thể so sánh đ−ợc với mức ban đầu để thấy kết quả đạt đ−ợc, có thể đánh giá đ−ợc hiệu quả của ch−ơng trình. Sự thành công của ch−ơng trình có thể đánh giá về số l−ợng, chất l−ợng và thời gian. Th−ớc đo mức độ đạt đ−ợc có thể là một số l−ợng cụ thể, là tỉ lệ phần trăm, hoặc bằng mức độ định tính nh−: tốt, khá, trung bình, kém (có tiêu chuẩn đánh giá cho từng mức độ cụ thể).

2.3. Có thể đạt đ−ợc hay khả thi

Mục tiêu đặt ra phải có khả năng đạt đ−ợc, tức là có tính khả thi, phù hợp với các điều kiện, nguồn lực hiện có để thực hiện ch−ơng trình. Đối với các ch−ơng trình

GDSK hoặc NCSK, khi đặt mục tiêu thay đổi hành vi cá nhân chúng ta cần cân nhắc hành vi đó có dễ thay đổi hay không trong một khoảng thời gian nhất định. Tính khả thi của mục tiêu rất quan trọng. Để đảm bảo khả năng thực thi thì cần phân tích kĩ l−ỡng nguyên nhân của hành vi sức khỏe, các nguồn lực có sẵn và các nguồn lực có thể huy động để thực hiện ch−ơng trình.

2.4. Thích hợp

Mục tiêu phải phù hợp với các vấn đề sức khỏe đã đ−ợc phân tích ở b−ớc đánh giá nhu cầu. Các mục tiêu NCSK th−ờng là nhằm thay đổi các hành vi nguy cơ liên quan tới vấn đề sức khỏe. Ví dụ: hành vi tình dục không an toàn ở nhóm thanh niên là hành vi nguy cơ của các bệnh lây truyền qua đ−ờng tình dục (STDs), nh− vậy mục tiêu của ch−ơng trình phòng chống STDs, HIV/AIDS có thể là: "đến tháng 12/2005, 90%

thanh niên có hành vi tình dục an toàn....

2.5. Xác định về thời gian

Chúng ta mong muốn vấn đề đ−ợc cải thiện vào một thời điểm nhất định, vì thế mục tiêu ch−ơng trình, các hoạt động cụ thể đều phải xác định những khoảng thời gian t−ơng ứng, phải có những mốc thời gian xác định để hoàn thành. Thời gian cụ thể còn giúp chúng ta tính toán, cân đối nguồn lực thực hiện. Thời gian xác định còn giúp ta có kế hoạch đánh giá kết quả, hiệu quả của ch−ơng trình. Nếu không xác định đúng thời

gian cần thiết để đạt mục tiêu thì sẽ không thúc đẩy đ−ợc cố gắng để đạt đ−ợc mục tiêu và có thể gây lãng phí nguồn lực và thời gian. Hơn nữa khoảng thời gian từ khi bắt đầu ch−ơng trình đến khi kết thúc phải đủ để đạt đ−ợc các thay đổi mong đợi. Ví dụ: Sau 12 tháng từ khi bắt đầu ch−ơng trình tiêm chủng, 95% bà mẹ có con d−ới 5 tuổi đ−a con đi tiêm đủ các loại Vaccin phòng bệnh và đúng lịch tại xã X, huyện Y.

Để dễ nhớ, các yếu tố cần đạt đ−ợc của mục tiêu bạn có thể nhớ chữ viết tắt của các yếu tố trên: 2Đ-3T (Đặc thù, Đạt đ−ợc, Thực thi (khả thi), Thích hợp và Thời gian, hoặc chữ SMART của tiếng Anh (Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time bound).

Xây dựng mục tiêu cho ch−ơng trình GDSK hoặc NCSK là rất quan trọng. Mục tiêu định h−ớng cho mọi chiến l−ợc và hoạt động của ch−ơng trình. Để xây dựng đ−ợc mục tiêu phải phân tích kĩ các thông tin cơ bản ban đầu và các yếu tố có thể ảnh h−ởng đến quá trình đạt đ−ợc mục tiêu. Nh− vậy xây dựng mục tiêu đúng và khả thi không phải đơn giản. Nó đòi hỏi ng−ời tham gia phải có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm. Để đảm bảo đạt đ−ợc mục tiêu, một điều rất quan trọng là cần thu hút cộng đồng tham gia để xác định nhu cầu GDSK, NCSK, để xây dựng mục tiêu và tham gia các hoạt động để đạt mục tiêu.

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)