KHáI NIệM NHU CầU SứC KHỏE

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe (Trang 88 - 89)

- Thầy thuốc đóng vai trò vận động và hỗ trợ

1. KHáI NIệM NHU CầU SứC KHỏE

Nhu cầu là điều mà chúng ta muốn hoặc cần bổ sung, là tình trạng hoặc điều

kiện nếu không đáp ứng đ−ợc sẽ hạn chế, cản trở con ng−ời thực hiện các chức năng thông th−ờng. Hay nói cách khác là sự thoả mãn nhu cầu sẽ đáp ứng các chức năng của con ng−ời trong cuộc sống. Nhu cầu còn đ−ợc hiểu là sự khác biệt giữa những gì đang tồn tại và những gì chúng ta mong muốn.

Nhu cầu sức khỏe là trạng thái, điều kiện hoặc các yếu tố mà nếu thiếu nó sẽ cản

trở con ng−ời đạt đ−ợc một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội. Ví dụ: việc cung cấp các dịch vụ sức khỏe, môi tr−ờng an toàn, hành vi khỏe mạnh của cá nhân và sự trợ giúp của xã hội (Hawe, 2000).

Đánh giá nhu cầu sức khỏe là nghiên cứu có tính hệ thống về chất l−ợng cuộc

sống, tình trạng sức khỏe và các yếu tố ảnh h−ởng tới sức khỏe nh− hành vi sức khỏe và môi tr−ờng... (Bartholomew, 2000).

Đánh giá nhu cầu bao gồm phân tích các yếu tố nguy cơ về sinh lí học, hành vi và môi tr−ờng ảnh h−ởng tới sức khỏe, ngay cả khi các vấn đề sức khỏe ch−a xuất hiện. Ví dụ: ung th− phổi là một vấn đề sức khỏe; nồng độ nicotin trong máu cao là yếu tố nguy cơ sinh lí học; hút thuốc lá là hành vi nguy cơ và môi tr−ờng làm việc căng thẳng, cuộc sống cô đơn là yếu tố môi tr−ờng nguy cơ. Nh− thế đánh giá nhu cầu

bao gồm các nghiên cứu xác định các hành vi, tác động của các yếu tố môi tr−ờng, xã hội tới sức khỏe hoặc các nguy cơ sức khỏe.

Thực hiện đánh giá nhu cầu sức khỏe nhằm:

− Xác định các vấn đề sức khỏe của cộng đồng. Xem xét các nhu cầu đặc biệt của các nhóm dân c− khó khăn, nhóm dễ bị tổn th−ơng hoặc các nhóm dân c− mà nhu cầu sức khỏe của họ ch−a đ−ợc đáp ứng đầy đủ. Ví dụ: nhu cầu thông tin sức khỏe bằng ngôn ngữ H'Mông của nhóm dân tộc H'Mông; nhu cầu đảm bảo khẩu phần dinh d−ỡng trong bữa ăn cho trẻ em suy dinh d−ỡng, nhu cầu dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho các phụ nữ ở vùng sâu - xa...

− Xác định phạm vi, mức độ trầm trọng của vấn đề sức khỏe.

− Xác định nhóm đối t−ợng đích mà ch−ơng trình can thiệp cần tác động. Cụ thể ai là ng−ời chịu tác động nhiều nhất bởi vấn đề sức khỏe này. Ví dụ trẻ em với vấn đề suy dinh d−ỡng, phụ nữ với vấn đề tai biến sau sinh...

− Xác định các yếu tố nguy cơ: hành vi cá nhân, yếu tố môi tr−ờng tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính sách, luật pháp, tổ chức...

− Xác định các nguồn lực trong cộng đồng để lập kế hoạch thực hiện, can thiệp. − Có cơ sở, bằng chứng để xây dựng mục tiêu can thiệp và các chiến l−ợc /giải

pháp can thiệp thích hợp.

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)