- Thầy thuốc đóng vai trò vận động và hỗ trợ
4. PHƯƠNG PHáP THU THậP THÔNG TIN
Có nhiều cách để thu thập thông tin khác nhau nh− tìm hiểu lấy số liệu có sẵn trong hồ sơ, sổ sách l−u trữ; phỏng vấn sâu những ng−ời cung cấp thông tin chính; phỏng vấn hàng loạt đối t−ợng dựa vào bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn; quan sát, ghi chép dựa vào các bảng kiểm. Các ph−ơng pháp này sẽ đ−ợc trình bày chi tiết trong môn học Nhân học y tế và Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, trong phần này chỉ trình bày khái quát.
4.1. Ph−ơng pháp định tính
Quan sát: Là ph−ơng pháp thu thập thông tin bằng cách theo dõi và phân tích hiện t−ợng. Ví dụ tr−ớc vấn đề suy dinh d−ỡng trẻ em ở một xã, chúng ta cần tìm hiểu nguồn thực phẩm đ−ợc cung cấp, vì thế chợ nên là nơi −u tiên cho quan sát. Cần xác định thời điểm tốt nhất cho quan sát, nếu không sẽ có thể cho cảm nhận không đúng về hiện t−ợng. Ví dụ nếu quan sát hiện t−ợng ùn tắc giao thông ngoài giờ cao điểm sẽ không cho bức tranh thật về hiện t−ợng ùn tắc giao thông trong thành phố. Có thể trao đổi ý kiến với những ng−ời quan sát khác trên cùng một đối t−ợng quan sát để có nhận xét hợp lí. Có thể mời một số thành viên cùng quan sát những hiện t−ợng diễn ra trong cộng đồng của họ, giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về vấn đề mà họ đang đối mặt.
Phỏng vấn: Phỏng vấn là cuộc đối thoại có mục đích và đ−ợc chuẩn bị tr−ớc nhằm thu thập những thông tin liên quan, cần thiết đối với chủ đề nào đó, đặc biệt là các chủ đề có tính nhạy cảm. Ng−ời phỏng vấn chuẩn bị và đặt câu hỏi rồi ghi nhận những thông tin phản hồi từ ng−ời đối thoại với mình. Trong quá trình phỏng vấn, có thể khai thác, tìm hiểu thêm một số thông tin và kiểm tra lại một số thông tin ch−a rõ ràng. Cần quan sát những biểu hiện của ng−ời trả lời, các yếu tố của môi tr−ờng phỏng vấn có thể làm ảnh h−ởng tới kết quả của cuộc phỏng vấn để điều chỉnh. Kĩ năng, phong cách của ng−ời phỏng vấn là yếu tố quan trọng giúp cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả.
Thảo luận nhóm trọng tâm. Thảo luận nhóm đối t−ợng có cùng một số đặc điểm nhằm trao đổi, bàn luận và lấy ý kiến về một chủ đề quan tâm. Ví dụ thảo luận nhóm phụ nữ về chủ đề giảm sự chấp nhận hút thuốc lá nơi công cộng, công sở và tại nhà ... Thảo luận nhóm cho phép mọi ng−ời tự do nói ra các ý kiến của họ về vấn đề đặt ra, từ đó ta có thể rút ra những gợi ý, những chủ điểm cần tìm hiểu, nghiên cứu kĩ l−ỡng hơn.
Đây là ph−ơng pháp đơn giản để thu thập thông tin của nhóm đối t−ợng đích. Tuy nhiên không cho phép ta xác định đ−ợc phạm vi, tầm cỡ của vấn đề. Các ph−ơng pháp định tính còn sử dụng để làm rõ hơn các kết quả định l−ợng. Thông tin định tính sẽ giúp hiểu rõ hơn các yếu tố góp phần, các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân của vấn đề sức khỏe.
4.2. Ph−ơng pháp định l−ợng
− Điều tra trên một mẫu quần thể nhất định bằng bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn.
− Tổng hợp các số liệu thống kê về dân số học, dịch tễ học, các tr−ờng hợp mới mắc, hiện mắc
− Kết quả định l−ợng cho phép −ớc l−ợng phạm vi, mức độ của vấn đề; mô tả, −ớc l−ợng mức độ liên quan giữa các yếu tố phơi nhiễm và nguy cơ. Ví dụ số liệu điều tra cho thấy tỉ lệ ung th− phổi cao ở nhóm ng−ời nghiện hút thuốc lá và mối liên quan giữa hút thuốc lá và ung th− phổi rất chặt chẽ hoặc hành vi hút thuốc lá là nguy cơ của ung th− phổi.
Trong thực tế, tùy thuộc câu hỏi nghiên cứu cần trả lời, thiết kế nghiên cứu có thể là định tính, định l−ợng hoặc kết hợp cả định tính và định l−ợng. Kết quả định tính thu đ−ợc có thể là gợi ý cho một nghiên cứu định l−ợng hoặc tìm hiểu sâu hơn về một vấn đề mà kết quả định l−ợng ch−a thể hiện đ−ợc.
Bμi tập thực hμnh
− Các nghiên cứu tr−ớc đây cho thấy yếu tố góp phần, gián tiếp của vấn đề có thai ở nữ vị thành niên là do thiếu kiến thức về phòng tránh thai và định kiến xã hội với vấn đề này. Hãy xác định nhóm đối t−ợng −u tiên cần tìm hiểu? Thông tin nào cần thu thập thêm?
− Giả sử yếu tố nguy cơ là không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Hãy xác định các yếu tố góp phần dẫn đến nguy cơ này và sắp xếp theo các nhóm yếu tố tiền đề, tạo điều kiện thuận lợi và tăng c−ờng.
TμI LIệU THAM KHảO
1. Daniel S., Nelly E., Jose C., (1999). Participatory Rural Appraisal and
Planning, International Institute of Rural Reconstruction.
2. Bartholomew L.K., Parcel G.S., Kok G., Gottlieb N.H., (2000). Intervention
Mapping- Designing Theory and Evidence- Based Health Promotion
Programs, London, Toronto.
3. Hawe P., Degeling D., Hall J., (2003). Evaluating Health Promotion, MacLennan, Australia, p: 16-40.