B−ớc 2: Thu thập số liệu, thông tin

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe (Trang 91 - 92)

- Thầy thuốc đóng vai trò vận động và hỗ trợ

3. CáC BƯớC THựC HIệN ĐáNH GIá NHU CầU SứC KHOẻ

3.1.2 B−ớc 2: Thu thập số liệu, thông tin

Số liệu, thông tin có từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng gồm những thông tin chung về kinh tế, văn hóa, xã hội; thông tin liên quan đến sức khỏe, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Tìm hiểu những thông tin này và có thể tìm hiểu thêm trên những đối t−ợng liên quan sẽ giúp chúng ta xác định các vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khỏe −u tiên và xây dựng kế hoạch can thiệp.

Các số liệu, thông tin có liên quan đến vấn đề sức khỏe, cần thu thập thờng là:

− Thông tin về dân số học nh− tuổi, giới, tình trạng gia đình.... Các thông tin này có thể thu thập qua các hồ sơ đ−ợc l−u giữ ở cơ quan hành chính ph−ờng /xã, quận/huyện; cơ quan y tế các cấp

− Chỉ số về môi tr−ờng, kinh tế và xã hội nh−: học vấn, hôn nhân, nghề nghiệp, tình trạng thất nghiệp, nhà cửa, thu nhập, giao thông, các vùng cây xanh và vấn đề ô nhiễm môi tr−ờng....

− Tình trạng sức khỏe: tỉ lệ bệnh tật, tỉ lệ chết; bệnh dịch; các loại hình chấn th−ơng; các nguyên nhân tử vong; bệnh tật theo lứa tuổi, giới tính, hoặc khu vực. Các số liệu này có thể thu đ−ợc từ các cơ quan y tế các cấp.

− Khả năng đáp ứng của các dịch vụ sức khỏe và hiệu quả hoạt động của những dịch vụ này. Ví dụ: khoảng cách từ trạm y tế xã tới khu dân c− có thuận tiện cho dân không? Các dịch vụ y tế có thể phục vụ ng−ời dân bất kì thời gian nào trong ngày không? Đánh giá chất l−ợng của các dịch vụ bao gồm xem xét khả năng, trình độ của nhân viên y tế và chất l−ợng cơ sở hạ tầng, dụng cụ trang thiết bị...

Đánh giá nhu cầu sức khỏe cũng cần xem xét tới các ch−ơng trình chăm sóc sức khỏe đang tồn tại ở địa ph−ơng, kể cả ch−ơng trình quốc gia hay ch−ơng trình đang đ−ợc các tổ chức phi chính phủ trợ giúp. Điều này nhằm huy động nguồn lực sẵn có và tạo nên mạng l−ới hoạt động gồm các tổ chức có cùng chức năng.

Đánh giá khả năng của cộng đồng và nguồn lực trong kế hoạch ch−ơng trình sẽ chỉ ra sự cần thiết để nâng cao năng lực trong phát triển ch−ơng trình và thực hiện ch−ơng trình.

Sử dụng các số liệu sẵn có

Các số liệu sẵn có rất có ích trong việc xác định các vấn đề sức khỏe. Các số liệu này gồm những nhóm chính sau:

− Số liệu nhân khẩu học: dân số, tỉ lệ theo giới, lứa tuổi, nhóm dân tộc...

− Các chỉ số xã hội: trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng việc làm, thu nhập, tình trạng hôn nhân, các hỗ trợ xã hội...

− Các số liệu dịch tễ học: sự phân bố và các yếu tố tác động đến bệnh tật và chấn th−ơng trong quần thể dân c−. Những số liệu này gồm: tỉ lệ mới mắc và hiện mắc, tỉ lệ tử vong, tỉ lệ tàn tật, nguyên nhân chết, tỉ lệ sinh; các yếu tố nguy cơ; tình trạng lạm dụng, bạo lực; nguồn lực phục vụ cho công tác y tế...

Nguồn cung cấp số liệu

Các số liệu này có thể lấy từ các hồ sơ đ−ợc l−u trữ tại các cơ sở y tế, cơ quan chính quyền các cấp. Những ng−ời cung cấp thông tin chính tại cộng đồng, các tạp chí sức khỏe, các báo cáo tổng kết cũng chính là những nguồn thông tin cần tiếp cận. Tuy nhiên, khi sử dụng các thông tin có sẵn cần xem xét số liệu đó đã đủ ch−a? Những thông tin gì cần thu thập thêm? Độ tin cậy của các thông tin thu thập đ−ợc ra sao?

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)