Hướng chống lũ ở đô thị và nông thôn.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 123 - 133)

- Đô thị: Cần tôn nền ở khu trung tâm, khu phát triển bên ngoài cần tôn nền và bao đê, không xây dựng công trình sát bờ sông tránh sạt lở, trường hợp bao đê cần có hệ thông bơm thoát nước mưa và nước thải đô thị ra ngoài đê trong mùa lũ nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường đô thị và ngập cục bộ ở một số đô thị do mưa lớn, đê bao cần kiên cố, mức độ an toàn cao, không thể bị ngập lũ dù đó là lũ lịch sử. Nông thôn: Khi định cư nông thôn theo tuyến: tôn nền nhà cao theo các tuyến đường vượt ngập.cần có

biện pháp chống sạt lỡ nền như không tôn các nền riêng lẽ, có giải cây xanh phía sau để ngăn sóng.

Làm nhà trên cọc: phần trước nhà kề trên đường, phần sau nhà dựng trên cọc Bao đê: trên từng đoạn của tuyến (600-l00m) ngoài sông, kênh chính, các thành phải kiên cố vượt ngập, đồng thời đào đắp thêm tuyến đê phía sau nhà.Giải pháp này phải xây dựng thêm trạm bơm thoát nước về múa mưa trong khu dân cư. Khi định cư theo điểm: Khi lập qui hoạch khu dân cư phụ thuộc vào quy mô tối thiều tổ chức các lớp, trường tiểu học, cụm các điểm dân cư phải có tối thiểu 40-50 hộ dân, có thể bố trí 2-4 điểm chụm lại với bán kính đến điểm trung tâm tối đa là 2 km. Các giải pháp chống ngập khi xây dựng mô hình tập trung được áp dụng như sau:

Tôn gò: tôn nền nhà các công trình phúc lợi công cộng (trường học nhà trẻ, mẫu

giáo, trạm y tế, nghĩa trang....)nhà ở, đường giao thông...

Diện tích đất cần thiết cho mỗi hộ dân có chăn nuôi từ 120-1509mP

2P P , không chăn nuôi từ 60-80mP 2 P

. Diện tích cần phải tôn nền cho đường sá, công trình phúc lợi cho khu dân cư khoảng 20-30mP

2

P

/người.

Nhà trên cọc: Tạo khung nhà kiên cố, trên phần móng vững chắc, chiều cao trên

mặt đất của cọc tối thiểu 3,5m.Trường hợp không có lũ, nền nhà nằm sát mặt đất, các cọc trỏ thành cột nhà, khi nước dâng cao, nhà sàn có thể nâng cao bằng cách sử dụng các kết cấu lắp ghép thích hợp.chú ý phần ngập lụt phải có kết cấu kiên cố, diện tích đất cần thiết cho mỗi hộ dân là 45mP

2

P

. Giải pháp nhà trên cọc được áp dụng ở ven đê hoặc đường cao vượt lũ hoặc bố trí độc lập. Nhà có thể bố trí liên tiếp trên các đê cao hoặc co cụm lại thành từng nhóm nhà.

Ấp trong đê: xây dựng hệ thống đê bao bên ngoài khu dân cư (độ cao của đê

phải cao hơn độ cao của đĩnh lũ cao nhất là 0,5m) với hệ thống cống có thể đóng mở khi cần thiết. Giải pháp này có thể bố trí nhà ở tập trung cho 100-300 hộ hoặc lớn hơn, kết hợp xây dựng thêm các công trình kỹ thuật hạ tầng. Nên kết hợp giữa đường giao thong và các tuyến kênh cấp I, II và III để giảm khối lượng đắp đê bao ấp hoặc xây dựng cáò ấp độc lập. Quy mô diện tích ấp phụ thuộc vào quy mô hộ gia đình, diện tích đất thổ cư cần thiết cho mỗi hộ, diện tích đất vườn có thể bao đê. Chú thích: Theo tính toán, các hộ trong ấp trung bình khoảng 100 hộ, đất thổ cư trung bình 300mP

2

P

tích đất vườn kèm theo nhà có thể từ 600-1000mP 2 P , đất công ữình công cộng và kỹ thuật hạ tầng khoảng 25-30mP 2 P /người.

3. Kiên cố hoá trường học và tổ chức dạy học

Kiên cố hoa hệ thống trường lớp vững chắc đến tận xã đạt mục tiêu vượt lũ và chịu được lũ, đến năm 2005 xây dựng trường phổ thông kiên cố và bán kiên cố đạt tỷ lệ 80%. Đến 2010 đạt kiên cố 100%, đảm bảo việc học tập và là nơi tránh lũ khi có lũ lụt.

Xây dựng trường nội trú, bán trú cho học sinh vùng ngập sâu, vùng xa Hổ trợ tạo phương tiện đi lại để thầy và trò đến được trường trong mùa lũ

Nếu có thể được tổ chức dạy học tránh vào mùa lũ, xây dựng thời gian chương trình riêng biệt cho vùng có lũ.

5.5.2.4. Điều tra cơ bản về dạy nghề, định hướng cơ cấu đào tạo và tạo ra mô

hình chất lượng cao của trường đào tạo.

Có thể nói tình trạng không đáp ứng được nhu cầu về nguồn lao động cho nhiều ngành kỷ thuật là tình trạlng chung của nước ta hiện nay, do người lao động không có tay nghề, chuyên môn kỷ thuật yếu kém hoặc không có, tình trạng này ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung vùng TGLX nói riêng càng khá phổ biến hơn, khi mà lao động tập trung vào nông nghiệp hơn 75%, thiếu công nhân kỹ thuật cho việc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, Vùng. Tình hình đào tạo yếu kém, thiếu thốn từ cơ sở vật chất đến đội ngũ giảng dạy cũng như chưa có một cơ chế quản lý đúng đắn cho vân đề này. Vì vậy hiện nay là cần rà soát lại, điều tra cơ bản các loại trường, hình thức đào tạo, năng lực đào tạo, từ đó có giải pháp mở rộng, nâng cấp, đào tạo bao nhiêu, đào tạo lĩnh vực nào cho phù hợp với hiện tại và có hướng nhìn vào tương lai.

Định hướng một cơ cấu đào tạo hợp lý: ở trên chúng ta đã phân tích và đánh giá

rõ ràng rằng vùng TGLX cơ cấu đào tạo hiện nay như vậy nếu tiếp tục đào tạo mà không định hướng lại cơ cấu thì vài năm tới sẽ dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ, vì đào tạo Đại học hiện nay là nhiều hơn trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật. Trong những năm qua đến nay cơ cấu đó tưởng chừng là bất hợp lý nhưng tạm chấp nhận được, bởi vì vùng thiếu đội ngũ người thầy lớn nên cần đào tạo nhiều thầy,

phục vụ tương lai đào tạo nhiều người thợ, nhưng cần phải chú ý đến chất lượng đào tạo người thầy và định hướng đào tạo người thợ ngay từ bây giờ chứ không thì không thể có khả năng đáp ứng nguồn nhân lực cho những năm tới. Vì thế giải pháp hiện nay là đa dạng các trường dạy nghề hơn nữa, từ công lập đến tư thục, chúng ta thực sự cần có cơ chế cạnh tranh chất lượng đào tạo của các trường, để thực sự có một sân chơỉ cho người tài năng và áp dụng nó cho mô hình chất lượng lương cao trong đào tạo, có như vậy mới nâng cao được giáo dục đào tạo ở nước ta nói chung và vùng TGLX nói riêng.

5.5.2.5.Giải pháp nâng cao năng lực hệ thông giáo dục - đào tạo đáp ứng các

yêu cầu mục tiêu phát triển nguồn nhân lực.

-Để nâng cao năng lực hệ thống giáo dục đào tạo cần tập trung giải quyết 3 vấn đề cơ bản đó là: về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị mạng lưới giáo dục-đào tạo, cải cách nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo, củng cố và phát triển nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên.

-Xây dựng cơ sở vật chất mạng lưới giáo dục đào tạo:

Hoàn chỉnh việc quy hoạch, đầu tư xây dựng, sắp xếp lại mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực trong toàn vùng. Nhanh chóng tạo bước chuyển biến cơ bản đối với giáo dục đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của các tầng lớp dân cư và phát triển kinh tế xã hội của vùng, trong đó có cả việc thu hút con em đồng bào dân tộc Khơme, Hoa hay các dân tộc thiểu số khác có điều kiện tiếp cận với giáo dục đào tạo.

Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới trường học mầm non và phổ thông bao gồm cả trường dân tộc nội trú), xây dựng trường kiên cố, xoá bỏ hoàn toàn tình trạng học ca 3 và đảm bảo việc học của con em ương mùa lũ.

Giáo dục chuyên nghiệp: cần nâng cấp các trường, mở rộng quy mô đào tạo và năng lực đào tạo. Lấy trường Đại học An Giang làm đơn vị nòng cốt là trang tâm đào tạo bồi dưỡng nhân lực có trình độ cao cho toàn vùng, đặc biệt chú ý đến ngành nghề đào tạo, đào tạo với lợi thế cạnh tranh của cả vùng và của nước ta đó là nông, ngư nghiệp. Sắp xếp quy hoạch trường dạy nghề, hình thành nên hệ thống dạy nghề đại trà, thoa mãn được nhu cầu học nghề của người lao động, đào tạo người lao động có khả

năng làm kỹ thuật và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoa, hiện đại hoa trong vùng và xuất khẩu lao động.

Một điều đáng chú ý trong quá trình thực hiện mở rộng trường dạy nghề là có chính sách khuyến khích người đào tạo (doanh nghiệp, trường nghề, trung tâm đào tạo...) đó là chính sách ưu đãi vế thuế, ưu đãi về tín dụng (hỗ trợ vốn ban đầu) thủ tục hành chính nhanh gọn, nhất là có chính sách líu đãi cho các liên doanh chuyển giao công nghệ và miễn thuế trong việc nhập khẩu thiết bị máy móc phục vụ nghiên cứu, giảng dạy nghề.

Vẫn duy trì việc học nghề của học sinh phổ thông và mở rộng hệ thống dạy

nghề tư nhân, hệ thông làng nghề địa phương san có, bên cạnh đó định hướng cho bậc phổ thông và người lao động, trở thành những doanh nhân trong lĩnh vực nghề của mình.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm, khu thực hành, thư viện... trong đó chú trọng trang thiết bị phục vụ chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy, chương trình công nghệ thông tin và chương trình ngoại ngữ và đặc biệt là cho trường Đại học, Cao đẳng và trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trọng điểm.

Đưa trường lớp dạy nghề về khu gần dân cư, có đông lao động chưa được đào tạo, phấn đấu mỗi huyện có một trung tâm dạy nghề.

- Cải cách nội dung và phương pháp giáo dục, đào tạo.

Cải cách nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản về giáo dục nhân cách, về khả năng thực hành phù hợp với điều kiện và nhu cầu việc làm trong vùng và có tác phong công nghiệp.

Khắc phục tình trạrig dạy chay, học chay, chương trình dạy và học nặng nề, không thiết thực.cần quan tâm đến tỷ lệ lý thuyết cơ bản và kỷ năng thực hành.

Đặc biệt phải đảm bảo kỹ năng thực hành trong dạy nghề, không chỉ ở trường mà ngay ở tại cơ sở đào tạo nghề như nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, hợp tác xã, trang trại...

sáng tạo của người học, rèn luyện tinh thần và khả năng học tập suốt đời đối với người lao động.

+ Như nhiều nước khác trên thế giới, nước ta nói chung và Vùng TGLX nói riêng đi lên từ nông nghiệp, vì đại bộ phân dân ta là nông dân.Nông dân trong kinh tế tri thức phải được đào tạo ngay từ học sinh ở cấp tiểu học, lần lần tiến lên Đại học. Để phát triển nguồn nhân lực cho vùng TGLX cần chú ý mấy điểm sau:

- Ở bậc tiểu học và trung học: Chương trình học phải được đổi mới để học sinh

được tiếp cận với thao tác nông nghiệp đơn giản nhưng khoa học hiện đại.Lần lần lên các lớp trên, các thao tác sẽ phức tạp hơn, nhưng rất khoa học hiện đại để học sinh về nhà có thể ảnh hưởng đến cha mẹlàm nông nghiệp. Lên đến trung học phổ thông, các em học sinh ưa thích nông nghiệp có thể chọn trường phân ban sinh học, hay trường trung học nông nghiệp, để từ đó học lên cao đẳng hay Đai học nông nghiệp.Theo trình tự này con cháu của người nông dân từng bước thay thế cha anh đứng ra sản xuất trên ruộng đất của mình.

- Song song với đào tạo phổ thông, các trường trang học, Cao đẳng nông nghiệp sẽ mở ra các khoa học ngắn hạn hoặc trung hạn cho nông dân đang sản xuất. Đây là các khoa chuyên môn về " bảo vệ môi trường", " bảo vệ thực vật", " chăm sóc cây trồng" chăm sóc heo, gà, bò, dê..."," bảo quản lúa theo khoa học"/' kinh doanh nông sản"," kế toán hợp tác xã nông nghiệp"" kiểm toán HTX nông nghiệp", "quản lý trang trại"," sử dụng Internet để quản lý nông trại, vv....

- Tại bậc Đại học ngoài các chuyên ngành đang đào tạo cử nhân, kỹ sư hiện nay

như nông học, thổ nhưỡng, chọn giống, bảo vệ thực vật, kinh tế nông nghiệp, cơ khí nông nghiệp....cần đào tạo chuyên viên phát triển nông nghiệp, nông thôn tổng hợp, chế biến và bảo quản nông sản, quản lý hợp tác xã nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp.

- Đào tạo nông nghiệp đại chúng sử dụng Internet để dạy bất cứ lao động nhàn rỗi nào. Hỏi đến nơi đến chốn với các thầy cô giỏi trong sản xuất và nghiên cứu khoa học thuộc các trường danh tiếng.Nhà nước sẽ quy tụ các trường Đai học có chương trình mở để cùng đồng thời mở lớp trên mạng.

-Nhà nước cần tiến tới cần quy định một biện pháp hành chính đối với nông dân là chủ trang trại: ai muốn làm chủ trang trại nông- lâm -ngư nghiệp phải lấy chứng chỉ ngành đó mới cho phép hành nghề. Nếu bản thân người chủ nông hộ, chủ trang trại không học được thì con cái họ phải học và tiếp nối thay thế quản lý cho cha mẹ chúng. -Nếu làm được những điều trên, sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng TGLX, giảm lực lượng thanh thiếu niên đổ xô về thành phố kiếm việc làm, phát huy được năng lực và kinh nghiệm của những người lao động có kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn vùng TGLX.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.

+Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, nhất là đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề đáp ứng nhu cầu ương vùng, cần được triển khai một số vấn đề sau: Từ bây giờ không để tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp, tăng cường bổ sung đội ngũ giáo viên đang thiếu hụt, nhất là vùng sâu vùng xa, trong đó cấp tiểu học là nhiều nhất. Làm được điều này thì một mặt duy trì chính sách đãi ngộ lâu nay, (phụ cấp tiền lương theo hàng tháng) và trợ cấp một lần, giờ ở mức cao hơn, tuy tình hình thực tế, có nhiều phúc lợi từ xã hội, trong đó kèm chính sách huy động học sinh đến trường là điều kiện để giáo viên yên tâm công tác nhất. Ở các trường thành phố hay cả vùng nói chung cần xây dựíig định mức giảng dạy của giáo viên sao cho hợp lý, tạo động lực cho người dạy học bằng các phương tiện dạy học tốt, bằng chế độ tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ cấp tương xứng với công lao trí tuệ họ bỏ ra, như có chính sách với giáo viên dạy giỏi, có sáng tạo trong cải tiến đồ dùng dạy học. Đặc biệt điều mà làm cho đội ngũ giáo viên có động lực giảng dạy là xây dựng một nền tảng công bằng trong thu nhập đi đôi với tài năng và công sức lao động. Người giỏi hơn, làm việc nhiều hơn thì có thu nhập cao hơn và để điều này diễn ra được công bằng thì phải có sự cạnh tranh bằng trí tuệ, tài năng, người thầy giỏi là người thầy được từ phía học sinh sinh viên đánh giá chứ không phải các cấp có thẩm quyền đánh giá, hay là tạo ra sự lựa chọn người thầy của học sinh, sinh viên. Điều này có thể còn khó khăn đối với nước ta nói chung và Vùng TGLX càng khó khăn hơn nữa, nhưng chúng ta rồi phải

tiến đến như vậy trong tương lai không xa, thì ngây bây giờ chúng ta bắt đầu đi từng bước đó là nhằm vào sự đánh giá của học sinh, sinh viên mà có yêu cầu thoả đáng cho

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 123 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)