GIAN QUA VÀ Ý NGHĨA ĐÁP ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 82)

4.2.TÌNH HÌNH GIÁO DỤC ĐÀOTẠO Ở CÁC CẤP.

GIAN QUA VÀ Ý NGHĨA ĐÁP ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC.

Có thể nói trong 5 năm qua ngành giao dục của hai tỉnh An Giang và Kiên Giang đã nỗ lực đáng kể, cải thiện và phát huy cũng như đã đang tạo ra những cơ sở, tiền đề cho việc phát triển nguồn nhân lực trong tương lai. Tuy nhiên vẫn gặp không ít khó khăn và hạn chế cả tầm vĩ mô lẫn vi mô, vì hiệu quả tính trung bình chung cả vùng là còn thấp so với cả nước và rất tháp so với khu vực và trên thế giới.

Phổ cập giáo dục: theo số liệu từ sở giáo dục của hai tỉnh cho biết trong 4 năm từ niên học 1989-1999 đến niên học 2002-2003 đã huy động số học sinh đến trường đã tăng lên theo hàng năm.

Điều mà chúng ta chú ý đó là số lượng trẻ em được huy động đến trường so với dân số trong lứa tuổi 0-6t đã tăng lên một cách đáng kể, từ 9,02% năm 1999 lên 33,35% năm 2003, đây là một bước phát triển trong giáo dục mầm non. Đặc biệt trong công tác xoa mù chữ, phổ cập giáo dục cho đến nay đã thực hiện tốt, với tỉnh An Giang 142/142 phường xã đã thực hiện công tác này, PCGD lứa tuổi 14 đạt tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học đạt 89,15%... điều này cho thấy tình hình có cải thiện, đưa số lượng người không biết chữ trong nguồn lao động giảm xuống rỏ rệt (xem phần trình độ văn hoá của lực lượng lao động). Sau đây là đánh giá chung mọi mặt của các cấp học.

4.2.2.1.Ngành giáo dục mầm non:

Do càng ngày nâng cao mức chuẩn của giáo viên ngành này đến nay đạt 39,4% vì vậy đã cho thấy trẻ em mầm non ngày càng được giáo dục tốt hơn, cả về chế độ dinh dưỡng, trẻ được chăm lo đủ sức khoẻ hơn trước, các đồ chơi được phong phú hơn và có tính giáo dục cao, giúp các cháu tự tin, ngoan ngoãn hơn.

4.2.2.2.Ngành phổ thông:

Học sinh tiểu học chăm ngoan, tự tin, theo đánh giá của Sở giáo dục 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang thì học sinh cấp này, ngày càng có những sáng tạo hơn, chỉ còn một bộ phận vùng sâu và vùng xa học sinh còn thiếu tự tin. Cấp học trung học cơ sở với đội ngũ giáo viên trên con đường đổi mới phương pháp giảng dạy lấy học sinh

làm trung tâm, cấp bậc học này cũng có những chuyển biến tích cực. Nhất là cấp học THPT nâng cao số lương học sinh học nghề và hầu hết học sinh điều tham gia định hướng nghề nghiệp của mình, tuy nhiên cơ sở vật chất, đồ dùng cho thí nghiệm, năng lực giáo viên, sự đổi mới trong giáo dục còn chậm. Điều này ảnh hưởng đến tư duy sáng tạo trong công tác lao động sau này là điều kiện khó khăn cho việc phát triển đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ kế thừa làm nòng cốt cho xã hội, tiến vào thế kỷ 21 đầy tự tin. Sau đây là thống kê kết quả chất lượng giảng dạy của vùng các niên học từ 2000-2003.

Về ngành tiểu học kết quả thi vào tiểu học và cũng như việc xét tuyển vào khối sáu năm qua đã đạt 99,92% ở Kiên Giang và 91,74% ở An Giang, nhất là các trường tiêu chuẩn quốc gia đã tăng lên đáng kể theo hàng năm. số lượng năng lực học tập của học sinh THCS và THPT thể hiện năm 2000-2003 như sau:

Nói chung bảng này chưa phản ánh kết quả toàn diện của giáo dục, đó chỉ là định lượng theo điểm số mà thôi, tuy nhiên chúng ta chưa có cơ sở tiêu chí nào ngoài tiêu chí định lượng điểm số là kết quả học tập của học sinh cấp phổ thông, bảng trên cho thấy thành phần khá giỏi của vùng vẫn còn hạn chế. Trong đó chú ý tỉnh Kiên Giang số lượng học sinh yếu kém vẫn còn nhiều, chiếm 10,02% THCS và 20,5% THPT,

hàng năm số lượng học sinh dự thi và đạt giải học sinh giỏi quốc gia tỉnh Kiên Giang cũng thấp hơn An Giang. Đánh giá chung về giáo dục thì An Giang phát triển hơn Kiên Giang về nhiều phương diện, cả về hệ thống trường lớp đến giáo viên, đến chất lượng học sinh.

Một lực lượng mà chúng ta sẽ kỳ vọng vào tương lai của nguồn nhân lực của vùng và có thể nếu đầu tư có mục đích sẽ là nòng cốt, là hạt nhân cho nguồn nhân lực của vùng sắp tới, đó lực lượng học sinh giỏi cấp tình, cấp Quốc Gia và Quốc tế của cấp trung học. Thống kê của hai sở giáo dục cho thây từ năm 1999 đến nay năm nào cũng có học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi tình với số lượng năm sau cao hơn năm trước rất lớn, đáng chú ý là giải quốc gia , ví dụ năm học 1998-1999 tỉnh An Giang có 76 học sinh đạt giải quốc gia, tỉnh Kiên Giang Giang là 11 giải và suốt trong 5 năm từ 1998-2003, năm nào cũng tăng số lượng học sinh đạt giải quốc gia. Năm 2003 số thí sinh dự thi của tỉnh An Giang là 212 đạt giải là 80 em, Kiên Giang số thí sinh dự thi là 60 em, đạt giải 20 em. Đặc biệt ương kỳ thi học sinh giỏi 2003-2004 đồng bằng sông Cửu Long học sinh tình Kiên Giang đạt giải nhì toàn đoàn và điều đặc biệt hơn là tỉnh An Giang từ năm 1999- 2004 năm nào cũng có học sinh thi quốc tế, trong đó năm 2002 có hai em đạt huy chương vàng môn hoá và lý.

Như vậy nhìn theo cách lạc quan chúng ta tin tưởng vào đội ngũ học sinh đông đảo của vùng làm tiền đề phát triển nguồn nhân lực tương lai, đáp ứng cho nhu cầu trong nước và của vùng. Đặc biệt nếu phát huy tốt nguồn học sinh giỏi, có cơ chế quản lý và khuyến khích, hổ trợ tốt đội ngũ này sẽ kế thừa cho vùng, làm cho đội ngũ khoa công nghệ của vùng lớn mạnh có nghĩa là đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế tri thức ngày nay, đáp ứng sự đòi hỏi của công nghiệp hoa, hiện đại hoa, của nước ta nói chung của vùng nói riêng. Mặt khác nếu nhìn một cách căn cơ ta thấy những yếu kém đang hiện rõ với số lượng học sinh đến trường theo độ tuổi, số lượng học sinh có chất lượng về kiến thức phổ thông, về hành xử xã hội, về năng lực làm việc ương tương lai với đạo đức, lý tưởng, tầm nhìn vào thời đại mà những hạn chế này đang tồn tại là không nhỏ.Điều này gây trở ngại lớn cho tiến trình phát triển nguồn nhân lực của vùng và tiến trình hội nhập với những tri thức mới công nghệ mới, là bước đi không vững chắc của hoa trình CNH, HĐH của đất nước nói chung và của vùng nói riêng, vì

thế mà chúng ta cần khắc phục càng sớm càng tốt.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 82)