3.6.ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA VÙNG VÀ CÁN B Ộ KHOA HỌC CÔNG CHỨC TỈNH.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 71)

3.6.1.Đội ngũ cán bộ khoa học vùng TGLX

Theo điều tra dân số- lao động - việc làm 1999 của cục thống kê hai tỉnh An Giang và Kiên Giang cho biết toàn vùng số lượng cán bộ khoa học công nghệ là

20.889 người, trong đó Cao đẳng là 7.359 người, Đại học 13.326 người, còn lại là trên đại học 185 người, trong đó Thạc sĩ là 153 người, Tiến sĩ là 32 người, trong tổng số dân là 3.572.559 người. Cùng thời điểm này với cả nước có 1,3 triệu người có trình độ cao đẳng và đại học, Thạc sĩ 10.000 người, Tiến sĩ 13.500 người trong tổng số dân 76,5 triệu người. Như vậy tỷ lệ cán bộ khoa học công nghệ trên tổng số dân của vùng TGLX là 0,58%, tức bình quân 58 người/10.000 dân. Còn cả nươc là 1,73% tức 173người /10.000 dân.Như vậy là vùng có số cán bộ khoa học công nghệ rất thấp tính trung bình trên dân số so với cả nước với mức 1/3 trung bình cả nước.

3.5.2.Cán bộ khoa học công chức tỉnh An Giang và Kiên Giang

Theo thông tin từ phòng tổ chức cán bộ Sở Nội Vụ tỉnh An Giang và Kiên Giang cho biết đầu năm 2004 số cán bộ công chức toàn vùng là 47.936 người, trong đó An Giang là 27.028 người, Kiên Giang là 20.908 người, trong đó Cao đẳng 19.299 người, trong đó An Giang là 10.969 người, Kiên Giang 8.330 người. Thạc Sĩ 204 người, trong đó An Giang là 126 người, Kiên Giang là 78 người. Tiến Sĩ 17 người, trong đó An Giang 7 người, Kiên Giang 10 người. Theo khảo sát thực tế chúng tôi được biết số lượng lao động có trình độ cao chiếm hầu hết ở các cơ quan Nhà nước mà số liệu trên đã cho thấy hiện nay lực lượng lao động có trình độ cao ở vùng TGLX là thiếu trầm trọng, là bước đường ngăn cản quá trình chuyển đổi nền kinh tế, cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoa, cản ữở quá trình phát triển nguồn nhân lực cho tương lai.

3.7.TIỂU KẾT

Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, thực chất là đánh giá số lượng tăng giảm và chất lượng của nguồn nhân lực. Qua sự đánh giá trên cho thấy nguồn lao động vùng TGLX tăng nhanh so với cả nước và ĐBSCL nhưng tỷ trọng người hoạt động kinh tế thường xuyên thì thấp hơn, tỷ trọng nữ giới HĐKTTX cũng thấp hơn, chỉ có tỷ trọng thành thị thì cao hơn ĐBSCL. Đứng về mặt hiện tại thì tỷ trọng so với dân dân số có lẽ bất lợi. Tuy nhiên nhìn vào tốc độ tăng trưởng thì khả quan hơn. Số người HĐKTTX tăng bình quân cao hơn ĐBSCL, lượng nữ giới cũng như thành thị so với nông thôn điều cao hơn ĐBSCL. Điểm nổi bậc là thành phần KHĐKTTX mà trong đó là số lượng học sinh đi học chiếm tỷ trọng cao hơn ĐBSCL. Đây là một thuận lợi cho

việc phát triển nguồn nhân lực của vùng TGLX so với toàn vùng ĐBSCL. Trong đó tỉnh An Giang có số lượng học sinh đi học cao hơn nhiều Kiên Giang cả về tỷ trọng lẫn tốc độ tăng bình quân. Tuy nhiên so với cả nước thì số lượng này chiếm tỷ trọng còn hạn chế và cả vùng sức bật để tạo ra công ăn việc làm là chưa có, số người thất nghiệp vẫn còn cao. Tất cả đều này là mặt bất lợi cản trở nguồn nhân lực phát triển cũng như nền kinh tế xã hội gặp không ít khó khăn.

Điểm thứ hai trong việc đánh giá nguồn nhân lực là nguồn nhân lực trong nền kinh tế quốc dân có xu hướng giảm dần tỷ trọng lao động ở khu vực I tăng lên khu vực II và III theo hướng tích cực, nhưng còn quá chậm, trong đó tính An Giang hiện có cơ cấu tích cực hơn Kiên Giang nhưng xu hướng tăng không bền vững. Kiên Giang cơ cấu chậm phát triển nhưng xu hướng chuyển đổi lực lượng tại nghiệp trong các khu vực có phần khả quan đầy khích lệ.

Đứng về mặt chất lượng thì nguồn nhân lực có thể thấy rằng những năm gần đây đã có sự cải thiện đáng kể với việc giảm thiểu số người mù chữ rất lớn. Trong đó có sự khác biệt giữa An Giang và Kiên Giang. An Giang tăng mạnh lực lượng có tình độ tiểu học và trung học cơ sở là cao nhất trong các cấp, còn Kiên Giang tăng lực lương có trình độ phổ thông trung học là cao nhất.

Từ trình độ văn hoá đó cho thấy nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cũng rất hạn chế. Hạn chế trong cơ cấu tăng trưởng lẫn tỷ trọng về số người có chuyên môn kỹ thuật ở các cấp. Đặc biệt đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ vừa thiếu, vừa yếu. Đây là một khó khăn cho vấn đề đào tạo nguồn nhân lực tương lai và CNH, HĐH vùng.

Có thể đánh giá một cách căn cơ về chất lượng nguồn nhân lực vùng TGLX là còn yếu cả về trình độ văn hoá lẫn trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)