PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 133 - 138)

Những kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể tóm tắt ở một số điểm chính sau:

-Qua sự tìm hiểu và so sánh những khái niệm, quan niệm cho ta nhận thức đúng rằng nguồn nhân lực chính là tình độ lành nghề, là kiến thức kỹ năng và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng. Nguồn nhân lực được coi là một nguồn vốn quan trọng nhất trong tất cả các nguồn vốn khác, có mối quan hệ chặt chẽ với các nguồn lực khác, quyết định quá trình phát triển kinh tế xã hội. Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện của con người vì sự tiến bộ kinh tế xã hội, là một trong những mục tiêu phát triển vì con người.

Trước tầm quan trọng đó của nguồn nhân lực các quốc gia trên thế giới đã biết cách phát triển và sử dạĩịg hiệu quả mà chúng ta cần học hỏi đó là: Các nước luôn coi trọng về giáo dục đào tạo, gắn đào tạo với hoạt động sản xuất, phát huy khả năng toàn diện về tri thức, kỹ năng, luôn luôn bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cũng như trình độ chung của nguồn nhân lực. Từ những kinh nghiệm đầy quý báu đó, phần nào có thể vận dụng vào việc đề ra những chính sách hợp lý cho phát triển nguồn nhân lực nước nhà.

Để đánh giá thực trạng nguồn lực vùng TGLX thì những yếu tố làm tiền đề, cơ sở cho việc hình thành và phát triển quy mô nguồn nhân lực là yếu tố tự nhiên và yếu tố dân số, cũng không kém phần quan trọng. Vùng TGLX có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và phát triển kinh tế ương đó ưu thế mạnh nhất là phát triển ngành nông nghiệp và du lịch. Bên cạnh đó là khu vực hàng năm luôn bị ngập nước vì thế cần có những chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp cho đặc trưng vùng ngập lũ.

Với dân số dồi dào, tăng bình quân 1,41%/năm giai đoạn 1998-2002, có sự cân bằng giữa nam và nữ, có tỷ lệ thành thị thấp so với nông thôn nhưng có chiều hướng gia tăng dân số thành thị so với nông thôn những năm gần đây mạnh mẽ.Trong đó tỉnh An Giang có dân số lớn hơn Kiên Giang và tập trung ở vùng Tây sông Hậu là nhiều

nhất. Kiên Giang thì tập trung ở tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên là nhiều nhất.

- Từ hai cơ sở trên cho ta quy mô nguồn nhân lực và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của vùng. Trước hết ta thấy rằng nguồn lao động vùng TGLX tăng nhanh so với cả nước và ĐBSCL nhưng tỷ trọng người hoạt động kinh tế thường xuyên so với dân số thì thấp hơn, tỷ trọng nữ giới HĐKTTX cũng thấp hơn, chỉ có tỷ trọng thành thị thì cao hơn ĐBSCL.Như vậy, về mặt hiện tại thì tỷ trọng HĐKTTX so với dân dân số có lẽ bất lợi. ^uy nhiên nhìn vào tốc độ tăng trưởng thì khả quan hơn, số người HĐKTTX tăng bình quân cao hơn ĐBSCL, lượng nữ giới cũng như thành thị so với nông thôn điều cao hơn ĐBSCL. Điều này cho chứng ta nghĩ rằng trong những năm tới vùng TGLX sẽ có tỷ trọng số người HĐKTTX cao hơn hiện nay. Song song số lượng người HĐKTTX là số người không hoạt động kinh tế thường xuyên.Điểm nổi bậc trong thành phần KHĐKTTX là số lượng học sinh đi học chiếm tỷ trọng cũng như tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1998-2002 cao hơn ĐBSCL. Đây là một thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực của vùng TGLX so với toàn vùng ĐBSCL. Trong đó tỉnh An Giang có số lượng học sinh đi học cao hơn Kiên Giang cả về tỷ trọng lẫn tốc độ tăng bình quân. Tuy nhiên so với cả nước thì số lượng này chiếm tỷ trọng vẫn còn hạn chế và nhất là vùng chưa có sức bật để tạo ra công ăn việc làm, số người thất nghiệp vẫn còn cao.

Điểm thứ hai trong việc đánh giá nguồn nhân lực là nguồn nhân lực trong nền kinh tế quốc dân. Nguồn nhân lực trong nền kinh tế quốc dân có xu hướng giảm dần tỷ trọng lao động ở khu vực I tăng lên khu vực II và III. Tuy nhiên quá trình này diễn ra còn chậm chạp đôi lúc còn thụt lùi (Tỉnh An Giang). Đến thời điểm 2002 thì tỉnh An Giang hiện có cơ Gấu nguồn nhân lực tích cực hơn Kiên Giang.

Điểm thứ ba trong việc đánh giá nguồn nhân lực là chất lượng nguồn nhân lực. Có thể thấy rằng những năm gần đây đã có sự cải thiện đáng kể với việc giảm thiểu số người mù chữ rất lớn. Trong đó có sự khác biệt giữa An Giang và Kiên Giang là An Giang tăng mạnh lực lượng có trình độ tiểu học và trung học cơ sở là cao nhất trong các cấp, còn Kiên Giang tăng lực lượng có trình độ phổ thông trung học là cao nhất.

Từ trình độ văn hoá đó cho thấy nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cũng rất hạn chế. Hạn chế trong cơ cấu tăng trưởng lẫn tỷ trọng về số người có chuyên môn

kỹ thuật ở các cấp. Đặc biệt đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ vừa thiếu, vừa yếu. Đây là một khó khăn cho vấn đề đào tạo nguồn nhân lực tương lai và sự nghiệp CNH, HĐH của vùng.

Có thể đánh giá một cách căn cơ về chất lượng nguồn nhân lực vùng TGLX là còn yếu cả về trình độ văn hoa lẫn trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Tình hình nguồn nhân lực như trên cho thấy cần phải phát triển nguồn nhân lực mạnh mẽ để đáp ứng được nhu cầu trước mắt và lâu dài của thị trường lao động xã hội nói chung và việc phát triển kinh tế xã hội vùng TGLX nói riêng. Một trong những con đường phát triển hữu hiệu và có tính toàn diện là thông qua giáo dục đào tạo.Tình hình giáo dục đào tạo của vùng TGLX bước đầu có cải thiện, đáng khích lệ nhất là việc phổ cập giáo dục của vùng tương đối tốt những năm gần đây và sự ra đời của Trường Đại học An Giang làm cải thiện nguồn nhân lực của vùng rất lớn. Tuy nhiên thực trạng đội ngũ giảng dạy các cấp còn thiếu và còn yếu về chuyên môn, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy cũng như cơ cấu đào tạo còn nhiều bất cập, dẫn đến khả năng và năng lực đào tạo còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu đáng ghi nhận về sự nổ lực của vùng trong chính sách hổ ng cũng như là chính sách thu hút nhân tài những năm gần đây làm phần nào phát triển bộ mặt nhân lực vùng.

Sau cùng có thể nhận biết nguồn nhân lực qua chỉ số phát triển con người của vùng, HDI của vùng đứng ừund bình so với cả nước, đứng thứ 8 so với 12 tỉnh ĐBSCL.Tuy nhiên động thái hình thành HDI chưa phù hợp giữa quá tình phát triển kinh tế và giáo dục.

Nhìn chung vùng TGLX còn tồn tại những mặt hạn chế như : số người đi học còn thấp, trình độ học vấn chung của vùng cũng như trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật còn yếu kém. Hệ thống giáo dục đào tạo chưa phát huy được mọi khả năng năng lực phục vụ nhu cầu của vùng, trong đó chất lượng giáo dục đào tạo đang là vân đề nổi cộm cần khấc phục. Vậy đứng trước tình hình đó vùng cần có những dự báo về dân số, quy mô nguồn nhân lực và đặc biệt đề ra những giải pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề yếu kém trên. Những dự báo và giải pháp đó được dựa trên sự phát triển kinh tế xã hội chung của vùng và mỗi tỉnh riêng biệt.

cho thấy rằng vùng TGLX có mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm nông nghiệp và dự báo đến năm 2010 tăng trưởng bền vững và cơ cấu dần đến cân bằng trong 3 khu vực kinh tế.

Với nhiều phương án dự báo dân số khác nhau nhưng cho thấy dự báo theo phương án mức sinh giảm của VIE/9/7/P14 và dự báo của tỉnh có sự trùng khớp nhau. Dự báo nguồn nhân lực là tốc độ gia tăng tương đối lớn hơn mức độ tăng dân hướng chuyển dịch trong các khu vực kinh tế đó là tăng tỷ: lên gấp đôi, khu vực III lên 10% và giảm khu vực I 17% và dự báo nguồn nhân lực được nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cũng như kiến thức trong sản xuất và đời sống thông qua các dự án và mục tiêu phấn đấu đào tạo của các trường và các cấp lãnh đạo địa phương hai tỉnh An Giang và Kiên Giang.

Từ thực trạng, những tổn tại hạn chế trên và kết quả dự báo đó chúng ta có những giải pháp thiết thực cho vùng nhằm nâng cao năng lực của nguồn nhân lực:

- Cần đầu tư tốt hơn cho giáo dục bằng cách là đẩy mạnh tăng GDP, huy động mọi nguồn, từ Trung Ương đến các tổ chức, cá nhân trong nước và Quốc tế.

-Tạo cơ hội cho mọi người tiếp cận giáo dục, với chế độ miễn giảm học phí, hổ trợ phương tiện học tập, tạo điều kiện phát triển tài năng cho mọi người mọi nơi.

- Chú ý đây là vùng ngập lụt đến 85% diện tích, nên tạo điều kiện cho dân sống chung với lũ được tốt, kiên cố hoá trường học, tạo điều kiện để thầy trò đến trường mà không cản trở hay gián đoạn việc học.

-Điều tra cơ bản về giáo dục, dạy nghề, định hướng cơ cấu đào tạo và tạo ra mô hình chất lượng cao của trường đào tạo, trong đó nhấn mạnh nâng cao chất lượng giáo viên, chương trình giảng dạy đi đôi với thực nghiệm cũng như định hướng cơ cấu đào tạo hợp lý và nhất là chất lượng đào tạo.

-Nâng cao năng lực hệ thống giáo dục- đào tạo đáp ứng các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú ý xây dựng cơ sớ vật chất mạng lưới giáo dục trên quy mô toàn vùng. Bên cạnh trường dạy nghề hiện có cần phát triển thêm, khuyên khích và tạo điều kiện cho các nhà doanh nghiệp mở trường đào tạo nghề. Lấy trường Đại

học An Giang làm nòng cốt cho đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực.

-Thường xuyên bồi dưỡng đào tạo lại nguồn nhân lực, chú ý ngành nghề truyền thống. Cần hợp tác Quốc tế ương lĩnh vực khoa học, thông tin và giáo dục.

-Cần tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ người có trình độ chuyên môn, hết sức công bằng và hợp lý, phù hợp với công sức và trí tuệ họ bỏ ra cũng như phát huy mọi năng lực mà họ có.

Kiến nghị:Các nhà hoạch định chính sách, các nhà tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực của vùng TGLX tuân thủ qui luật cạnh tranh cung cầu và quy luật giá toi, thực hiện quyền bình đẳng trong sử dụng nhân tài.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 133 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)