5.2.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGÀNH CỦA VÙNG TGL

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 109 - 112)

5.2.1.Định hướng phát triển ngành kinh tế của nước ta

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là xu thế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, để mục tiêu tiến đến năm 2020 chúng ta trở thành một nước công nghiệp. Vậy ngay từ lâu chúng ta đã có sự chuẩn bị và đã đang theo xu thế chuyển dịch này tức là chuyển dần tỷ trọng ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ, việc chuyển dịch này qua từng giai đoạn. Giai đoạn đầu chúng ta còn dựa vào tài nguyên trong có sẩn và lấy nông nghiệp làm tiền đề để thúc đẩy công nghiệp, song song quá trình này là đẩy mạnh khoa học công nghệ, đi tắt, đón đầu không để cho ta tụt hậu, giai đoạn sau tăng tốc phát triển khoa học, công nghiệp, dịch vụ, cơ bản đưa

nước ta trở trở thành một nước công nghiệp thật sự vào năm 2020.

5.2.2.Định hướng phát triển các ngành kỉnh tế của vùng TGLX

Theo các nhà dự báo GDP vùng TGLX vẫn tiếp tục tăng cao hết thập niên này và cơ cấu ngành được thay đổi theo xu hướng tăng các ngành dịch vụ và công nghiệp, giảm ngành nông lâm thủy sản trong tỷ trọng chung GDP. Nhưng giá trị mỗi ngành vẫn tiếp tục tăng cao cụ thể cho hai tỉnh An Giangvà Kiên Giang như sau:

5.2.2.1.Tỉnh Kiên giang:

Theo báo cáo " Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã-hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2010. Của UBND tỉnh Kiên Giang như sau: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, làm chuyển biến một bước quan trọng về sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cùng với đẩy mạnh nhịp độ phát triển đồng bộ, toàn diện các lĩnh vực kinh tế phải tập trung đầu tư có trọng điểm địa bàn, những ngành và lĩnh vực then chốt mà tỉnh đang có lợi thế so sánh nhưng thời gian qua phát triển chậm như công nghiệp, thương mại, xuất khẩu, du lịch. Trên cơ sở đó bố toi hợp lý cơ cấu đầu tư theo chiều sâu để tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoa có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài, có chính sách ưu đãi và tạo môi trường thuận lợi huy động tối đa nội lực, đồng thời thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư khai thác có hiệu quả, tiềm năng lợi thế của tỉnh.Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, tiếp tục giải quyết một số vấn đề văn hoa xã hội, nâng lên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình phát triển và hội nhập. Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, cũng cố, tăng cường quốc phòng an ninh. Theo phương hướng nhiệm vụ chung nêu trên, từ nay đến đến năm 2005 và 2010 phấn đấu thực hiện các mục tiêu sau:

Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2004-2005 đạt từ 13-14% trở lên (2004: 12%, 2005 là 15-16%) để đảm bảo giai đoạn 2001-2005 đạt 11-12%, giai đoạn 2006-2010 đạt 11%. GDP đầu người đến năm 2005 đạt trên 600 USD và năm 2010 đạt 960USD.

đạt ở mức tăng trưởng cao cụ thể: ngành nông lâm thủy sản tăng bình quân hàng năm 10-1.1%, công nghiệp - xây dựng 17-18%, dịch vụ 13-14%. Giai đoạn 2006-2010 ngành nông lâm thủy sản tăng 5-6%, công nghiệp xây dựng 15-16%, dịch vụ 17-18%.

Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp và dịch vụ đến năm 2005 tỷ trọng nông lâm thủy sản đạt 46,3%, công nghiệp- xây dựng 29,5%, dịch vụ 24,2%. Năm 2010 tỷ trọng nông lâm tỊiuỷ sản đạt 34,1%, công nghiệp xây dựng 34,7%, dịch vụ 31,2%.

5.2.2.2.Tỉnh An Giang:

Theo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh An Giang 1996-2010 của UBND tình An Giang cho biết: mục tiêu phát triển của tỉnh như sau: Một là: có phương án thích hợp, lâu dài sử dụng nguồn tài nguyên nước một cách tối ưu, hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại do lũ gây ra hàng năm để ổn định đời sống và phát triển sản xuất. Đây là nhiệm vụ mục tiêu hàng đầu của tình An Giang, mang tính kinh tế xã hội tổng hợp liên quan đến mọi lĩnh vực, đến tất cả các ngành, các cấp và toàn xã hội.

Hai là: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoa, hiện đại hoa mà trọng yếu là công nghiệp hoa, hiện đại hoa nông nghiệp và nông thôn, thúc đẩy kinh tế phát triển toàn diện, tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và có hiệu quả.

Ba là: gắn với phát biển kinh tế mà ra sức nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển văn hoa xã hội hài hoa hợp lý với phát triển kinh tế và giữ vững an ninh quốc phòng.

Bốn là: tất cả ba nhiệm vụ mục tiêu trên phải được hướng vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược cao nhất là vì con người. Đó là con người phải được chăm lo, phát triển một cách toàn diện, cả về thể lực, trí lực, kỹ năng và nhân cách. Để từ đó hình thành phát triển tốt nguồn nhân lực, nhân tố quyết định hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chỉ tiêu phát triển chủ yếu: Đưa tốc độ phát triển kinh tế thời kỳ 2001-2010 từ 11,5-12,5%, trong đó tăng trưởng nông lâm ngư nghiệp 8,5%, công nghiệp xây dựng 17,1% và dịch vụ 13,8%. Và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực,đến năm 2010 cơ cấu như sau: nông lâm ngư nghiệp 31-32%, công nghiệp và xây dựng 29-26%, dịch

vụ 40-42%.

Có thể tóm tắc kinh tế ngành hiện tại và kế hoạch dự báo của vùng TGLX như sau:

Bảng V.35. Cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh An Giang và Kiên Giang đến 2010

Trong cơ cấu hiện tại và định hướng dự báo cho năm 2010 của vùng ta nhận thấy tỉnh Kiên Giang phát triển theo chiều hướng tích cực hơn tỉnh An Giang. Tỉnh Kiên Giang ngày càng tiến tới cơ cấu hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)