2.1.CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 38 - 43)

2.l.l.Vị trí địa lý:

Tứ Giác Long Xuyên là vùng nằm ở bờ biển và biên giới phía Tây Nam của Tổ Quốc, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích tự nhiên 9628 kmP

2P P , trong đó Kiên Giang là 6222 kmP 2 P

là diện tích lớn nhất khu vực ĐBSCL, còn lại là An Giang 3406 kmP

2

P . Phía đông và nam giáp với Đồng Tháp và Cần Thơ, phía tây giáp vịnh Thái Lan, phía bắc giáp Campuchia, phía nam giáp hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Với vị trí địa lý trên mặc dù xa với trung tâm độ thị lớn của cả nước, nhưng tiềm năng phát triển kinh tế của vùng TGLX là khá lớn, với việc gần bờ biển cho vùng một ngư trường đánh bắt hải sản lớn nhất nước ta, là điều kiện thông thương đường biển ra thế giới. Đặc biệt có đường biên giới vừa đường bộ lẫn đường biển với nước bạn Campuchia anh em là cơ sở thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại, dịch vụ qua nước bạn và các nước trên thế giới.

2.1.2.Địa hình:

Vùng TGLX có địa hình phần lớn bằng phang, về phía An Giang địa hình hơi thấp dần từ biên giới Campuchia đến lộ Cái Sắn giáp ranh Kiên Giang và ở hữu ngạn sông Hậu có hai huyện miền núi là Tri Tôn và Tịnh Biên chiếm 935kmP

2

P

. Về Kiên Giang thì địa hình hơi thấp dần từ phía đông bắc đến tây nam, đến bán đảo Cà Mau thì độ cao có nơi dưới 0 m. Vùng biển với nhiều đảo, trong đó có đảo Phú Quốc có diện tích 567kmP

2

P

lớn nhất, có tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn.

2.1.3.Khí hậu-thủy văn

Vùng TGLX nằm trong khu vực mang đặc trưng khí hậu gió mùa nhiệt đới, trong năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa bắt đầu vào tháng năm và kết thúc đến đầu tháng 11. Lượng mưa trung bình năm từ 1500-2000mm. Riêng đảo Phú Quốc đến 2400-2800 mm. Lượng mưa phân bố điều trong các tháng của mùa mưa. Lượng mưa trong tháng 7 và 8 đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành lớp nước

đệm trước khi có dòng chảy lũ. Những năm mưa lớn xảy ra trung với lũ thượng nguồn về sớm là những trở ngại lớn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với việc thu hoạch lúa hè thu.

Nhiệt độ trung bình hàng năm 27 -27,5°c, tổng nhiệt lượng hàng năm 9700- 10000°c, có khoảng 2400 giờ nắng/năm, nắng nhiều không những trong tháng mùa khô mà còn trong những tháng mùa mưa. Những đặc điểm khí hậu cùng với địa hình trên là điều kiện để sản xuất nông nghiệp nhiều thuận lợi cho cả cây trồng và vật nuôi, chỉ có khó khăn là phải có biện pháp như thế nào để sống với lũ mà thôi.

Vùng TGLX có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằn chịt, có nguồn nước ngọt quanh năm để phát triển tưới tiêu cho nông nghiệp, hệ thống thủy văn này nhận được nguồn nước chủ yếu từ hai con sông Tiền và sông Hậu, có chất lượng tốt là nguồn nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân dân trong vùng. Đại bộ phận các kênh rạch trong vùng phục vụ 3 mục đích chính: tưới tiêu, phục vụ sinh hoạt nhân dân và vận tải đường thủy. Vì vậy chúng có chung một đặc điểm là một mùa nước cao trùng với mùa mửa và một mùa nước thấp trùng với mùa khô, cùng chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố chính: chế độ thủy triều, chế độ dòng chảy sông MêKông, chế độ mưa nội đồng và các đặc điểm về địa hình, hình thái kênh rạch, chế độ thủy văn các kênh rạch trong vùng cũng chịu sự chi phối tình hình chung đó.

Vùng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không điều của biển Đông, ương ngày có hai lần triều lên và triều xuống, Triều biển Đông truyền vào sông Tiền và sông Hậu, ảnh hưởng vượt qua Tân Châu và Châu Đốc và lan truyền vào các đại bộ phận các kênh rạch vào mùa kiệt. Tuy năng lượng triều giảm dần theo chiều dài dọc sông và sự chuyển tải của nước mưa thượng nguồn xuống, nhưng vẫn giữ lại một số tính chất cơ bản của nó. Kết quả là gia tăng mực nước bình quân trên sông Tiền và sông Hậu, rất có lợi cho tưới, nhưng bất lợi cho việc tiêu lũ, đặc biệt lúc lũ lớn gặp thời kỳ triều cường.

Về mùa lũ, lưu lượng tăng nhanh từ tháng 7 và đạt giá trị lớn nhất vào tháng 10, sau đó giảm nhanh vào tháng 11. Lượng nước lũ tràn vào vùng TGLX theo sông Hậu chiếm khoảng 20-25% và lượng lũ chảy tràn từ Campuchia qua các cầu từ Châu Đốc đến Nhà Bàn chiếm khoản 75-80% tổng lương lũ vào vùng TGLX. Tại Tân Châu và

Châu Đốc, đỉnh lũ thường xuất hiện vào cuối tháng 9 đến trung tuần tháng 10. Thời kỳ lũ lớn, dòng chính không đủ sức chuyển tải, lũ chảy tràn lên đồng ruộng gây tình trạng ngập lụt nghiêm trọng, giai đoạn này, cường suất lũ tại Tân Châu trung bình từ 4- 5cm/ngày. Khi lũ tràn qua biên giới vào vùng TGLX cường xuất lũ giảm còn 2- 3cm/ngày. Khả năng xuất hiện lũ lớn ứng với các cấp nước tại Tân Châu như sau: dưới 4,0m là 13%, từ 4-4,5m là 46,4% và trên 5m là 40,6%.

Như vậy có đến 87% số năm có mực nước lũ bằng hoặc cao hơn 4m. Lượng lũ thoát ra khỏi vùng TGLX thuộc An Giang chia làm 3 hướng; thoát ra biển phía Tây khoảng 70%, trở lại sông Hậu khoảng 20% và chảy xuống phía Nam lộ Cái sắn khoảng 10%. Riêng ở phần Kiên Giang thì vùng bị ngập sâu có phần muộn hơn, và ngập mạnh nhất ở phần phía Tây, độ ngập sâu trung bình 0,6-Im nhất là vùng Bán đảo Cà Mau do ảnh hưởng của triều đông và biển tây cộng với mưa lớn tại chỗ gây ra ngập úng thời gian từ 3-4 tháng với mức 0,3-0,6m.

Vùng TGLX có một bộ phận nước mặt khá tốt, thường có nước ngọt quanh năm, trừ một số vùng nhiễm phèn vào mùa khô như Tri Tôn, Tịnh Biên của An Giang và vùng Giang Thành, Hòn Đất và vùng bán đảo Cà Mau của Kiên Giang. Vào các tháng mùa khô, nguồn nước ngọt của sông Hậu về bị giảm, triều biển Tây dâng lên gặp gió Tây nam thổi mạnh khiến nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền. Ở vùng Rạch Gia, Hà Tiên độ mặn 4g/lit xâm nhập khoảng 7-10km, vùng Tây sông Hậu có tới 5km. Ở vùng bán đảo Cà Mau, vào mùa khô tất cả các kênh rạch trong vùng hầu như điều bị nhiễm mặn.

2.1.4.Thổ nhưỡng.

Phần lớn đất đai vùng TGLX là đất phù sa hoặc có nguồn gốc phù sa, bằng phẳng, độ thích nghi canh tác khá lớn, phù hợp với nhiều loại cây lương thực, cây ăn trái, cây công nghiệp nhiệt đới và một phần dành cho chăn nuôi. Vùng có 7 nhóm đất chính: Đất phù sa ngọt, đất phù sa nhiễm phèn, đất phù sa nhiễm mặn, nhóm đất phù sa cổ đồi núi, nhóm đất mặn, nhóm đất phèn và đất than bùn hữu cơ.

2.1.5.Các nguồn tài nguyên chính của vùng TGLX

lớn, với quỹ đất đai này điều có khả năng sử dụng để mang lại hiệu quả kinh tế, hiện nay đã được đưa vào sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Đáng chú ý là đất sản xuất nông nghiệp chiếm 809.877ha, chiếm 84% đất tự nhiên (năm 2002- Cục thống kê An Giang và Kiên Giang), trong đó đất phù sa màu mỡ chiếm trên 70%. Tuy vậy hiện nay vẫn còn một số lượng chưa được sử dụng mà những đất đai này vẫn là tiềm năng để phát triển nông nghiệp hoặc các ngành khác. Hiện vùng còn có khả năng mở rộng 44.800ha đất nông nghiệp (Kiên Giang chiếm 26.424 ha, An Giang 18.368 ha).

- Tài nguyên thủy sản: Với 200km bờ biển và 105 hòn đảo lớn nhỏ, vùng biển

Kiên Giang có đến 315 loài động vật biển của 149 giống thuộc 83 họ, bao gồm tôm cá các loại và các loại hải sản quý như: đồi mồi, sò huyết, nghêu lụa, ngọc trai. Vùng biển tây nam (bao gồm cả Minh Hải và Kiên Giang) với diện tích 63.290 kmP

2

Plà ngư trường khai thác hải sản vừa đánh bắt vừa nuôi trồng rất thuận lợi với trữ lượng lớn. Ngoài ra vùng còn có nguồn lợi thủy sản nội địa với diện tích nuôi tôm cá lên đến 100.000ha, là cơ sở để phát triển ngành thủy, hải sản xuất khẩu lớn của vùng và của cả nước.

-Tài nguyên khoán sản: Theo tài liệu thăm dò địa chất khoán sản cho thấy vùng

TGLX có các loại khoán sản có giá trị và sản lượng lớn như: Đá Granít, cao lanh, đá vôi, đất sét, than bùn, cát sỏi, Penspat, vỏ sò, Puzolan, Bentonite... với trữ lượng mỗi loại trên 10 triệu tấn. Đặc biệt ở Phú Quốc có đá huyền, Hà Tiên có thạch anh ....tất cả các loại trên là cơ sở phát triển cho các ngành công nghiệp khai khoán, vật liệu xây dựng và trang sức mỹ nghệ.

-Tài nguyên du lịch: Đây là một thế mạnh đầy tiềm năng của vùng mà hiện nay

chưa khai thác hết hiệu quả của nó, với danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng ở cả hai tỉnh như tỉnh Kiên Giang có Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, Núi Moso, Mũi Nai, Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đồng Hồ, U Minh, Phú Quốc...với nhiều bãi tắm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, đáng lưu ý Kiên Giang còn có nền văn hóa Óc Eo một thời đã là trung tâm giao lưu với bên ngoài. Ngoài ra du lịch lễ hội cũng là một thế mạnh, hàng năm lễ hội Nguyễn Trung Trực vào cuối tháng 8 Âm lịch, hay ngày nay còn mở rộng tuyến Mộ Chị Sứ (Anh hùng Phan Thị Ràng) cũng thu hút trên 100.000 lượt người. Tỉnh An Giang cũng không kém với Núi Sam-

chùa Bà Chúa Sứ, núi cấm và hệ thống hang động, Thủy Đài Sơn, Anh Vũ Sơn, Sơn Viên Cô Tô, đồi Tức Đụp. Đặc biệt có rừng tràm Trà Sư có các đàn chim, cò, sinh sống, sinh đẻ đến hàng vạn con trong đó có loài sếu đầu đỏ hàng năm về cư trú.Cuối cùng cả vùng TGLX là một hệ thông kênh rạch chằn chịt, là điều kiện để du lịch sông nước phát triển.

2.1.6. Phân chia các vùng tự nhiên-kỉnh tế-xã hội của hai tỉnh An Giang và

Kiên Giang trong vùng TGLX.

2.1.6.1.Tỉnh An Giang

Gồm có 3 vùng: Tây sông Hậu, giữa sông Tiền và sông Hậu (Cù lao) và vùng Miền núi và biên giới.

Vùng l:Tây sông Hậu: gồm 5 huyện thị ở phía tây sông Hậu (TP Long Xuyên,

thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú, huyện Châu Thành, huyện Thoại Sơn).Đây là vùng có thế mạnh phát triển về công nghiệp, dịch vụ, trong đó nông nghiệp hiện là vùng phát triển trù phú nhất tính.

Vùng 2: Giữa sông Tiền và sông Hậu gồm 4 huyện cù lao (Chợ Mới, Phú Tân,

Tân Châu, An Phú). Thế mạnh của vùng là phát triển về lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là thủy sản, giao thông đường thủy và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch sông nước.

Vùng 3: Miền núi và biên giới gồm 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Đây là vũng

còn gặp nhiều khó khăn nhưng là vùng có tiềm năng phát triển, với lợi thế về khai khoán, sản xuất vật liệu xây dựng, các vùng chuyên canh cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi. Đặc biệt cùng với vùng 1 và 2 phát triển du lịch sinh thái và di tích văn hoá lịch sử, liên kết vùng 2 khai thác lợi thế cửa khẩu nối liền giao thông qua các nước ASEAN.

2.1.6.2.Tỉnh Kiên Giang

Gồm có 4 vùng: vùng Tứ Giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, Bán đảo Cà Mau, Hải đảo.

-Vùng 1: Vùng Tứ Giác Long Xuyên: gồm thị xã Rạch Giá, thị xã Hà Tiên,

cao, có các lợi thế về phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến hải sản, nông nghiệp về lúa, đánh bắt hải sản, dịch vụ du lịch, thương mại và cửa ngõ giao lưu kinh tế khu vực qua cửa khẩu Hà Tiên.

-Vùng 2: Tây sông Hậu: Gồm huyện Châu Thành, huyện Gò Quào, huyện

Giồng Riềng.Là vùng phát triển nông nghiệp trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến nông sản và tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt, có cảng Tắc Cậu nơi trung chuyển lượng hải sản lớn của tỉnh và phát triển thương mại.

-Vùng 3: Vùng Bán Đảo Cà Mau: gồm huyện An Minh, huyện An Biên, huyện

Vĩnh Thuận.Đây là vùng chuyên sản xuất lúa- cá, vùng có rừng ngập mặn, là nơi có thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái.

-Vùng 4: vùng Hải đảo: Gồm huyện Phú Quốc và huyện Kiên Hải. Huyện Phú

Quốc với núi rừng, bãi biển. Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, khai thác và nuôi trồng hải sản, chế biến nông-hải sản, đóng tàu.Đặc biệt phát triển du lịch biển.Còn thống kê hai tỉnh An Giang và Kiên Giang.

Kiên Hải chủ yếu là phát triển ngành ngư nghiệp.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)