3.2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ THƯỜNG XUYÊN CỦA DÂN SÔ T Ừ ĐỘ TUỒI 15 TRỞ LÊN QUA CÁC NĂM 1998-2002 CỦA VÙNG

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 53 - 57)

TGLX.

4.2.1.Tình hình dân số hoạt động kinh tế thường xuyên (HĐKTTX) vùng

TGLX thời kỳ 1998-2002

Nguồn tạo ra của cải vật chất cho xã hội và là lực lượng chính của quá trình tồn tại và phát triển xã hội đó là lực lượng lao động, mà trong đó thành phần tạo ra của cải để nuôi sống cho toàn xã hội và làm cho xã hội phát triển là lực lượng hoạt động kinh tế thường xuyên, đây cũng là số người có việc làm thường xuyên, hay đây là nguồn

nhân lực chủ yếu của vùng.

Bảng III.7. Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên TGLX 1998-2002

Theo số liệu thống kê của Bộ lao động TBXH ở trên chúng ta thấy vùng TGLX năm 2002 có số người HĐKTTX là 1.853.245 tăng hơn so với năm 1998 là 181.690 người, từ chỗ 47,44% năm 1998 lên 49,7% năm 2002, nếu so với toàn vùng ĐBSCL thì thì TGLX có tỷ lệ người hoạt động kinh tế thường xuyên thấp hơn (ĐBSCL 51,76%) và so với cả nước là 51% (40.716.856 người - năm 2002-Thống kê LĐ-VL). Tuy nhiên tốc độ tăng bình quân của số người lao động thường xuyên tăng cao hơn tăng bình quân dân số là dấu hiệu đáng mừng, mặc dù vẫn còn thấp bình quân 2,71%/năm (giai đoạn 1998-2002), so với toàn vùng ĐBSCL cũng tăng 2,7 trong giai đoạn 1998-2002 là coi như là trung bình của toàn vùng.

Về tỷ lệ nữ trong tổng HĐKTTX, thì số lượng nữ TGLX chiếm tỷ lệ thấp hơn (43,73% 2002) so với ĐBSCL (44,76%) và có tốc độ tăng nhanh hơn, trang bình giai đoạn 1998-2002 là 0,97% còn ĐBSCL là 0,73 .về tỷ lệ người HĐKTTX d thành thị vùng TGLX (21,64%) cao hơn ĐBSCL (17,51%) năm 2002. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1998-2002 vùng TGLX (5,4%) có mức tăng nhanh hơn ĐBSCL (5,0%).

2.2.2.Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên của tỉnh An Giang và Kiên Giang

thòi kỳ 1998 -2002.

Đứng về đơn vị tình thì tỉnh An giang có tốc độ tăng bình quân số người HĐKTTX là 2,54% thấp hơn Kiên Giang (2,94%), tỷ lệ người HĐKTTX so với dân số thì hai tình qua giai đoạn 1998-2002 cho thấy gần như là cân bằng nhau, trong đó Kiên Giang (49,78%-2002) có cao hơn An Giang (49,64%-2002) một ít. về phân chia theo giới thì số lượng nữ của Tỉnh An Giang trong những năm qua thiếu việc làm nên đã di cư vào thành phố lớn và tính chất nông nghiệp thuần nông làm cho số lượng việc làm ít cũng là nguyên nhân số người nữ tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên ít (45,3%) tốc độ tăng bình quân (0,48%). Còn Kiên Giang thì cao hơn (50,64% -2002), tăng bình quân (1,58%).

Về mặt thành thị và nông thôn, tốc độ tăng bình quân của số người lao động thường xuyên khu vực thành thị của tỉnh An Giang cao hơn Kiên Giang (An Giang là 7,27%; Kiên Giang là 3,3%). Tỷ lệ người hoạt động kinh tế thường xuyên của lao

động thành thị cũng cao hơn (An Giang 21,98, Kiên Giang 21,19%- năm 2002).

Biểu đồ hình 3.2. Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên của TGLX, An Giang

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 53 - 57)