4.3.1.Dạy nghề phổ thông, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật
Nhìn vào bảng trên chúng ta thây các cơ sở đào tạo qua 4 năm tăng lên đáng kể, tăng 117 cơ sở, trong 117 cơ sở tăng này chỉ chủ yếu tăng số lượng của trường phổ thông có học sinh học nghề mà thôi. Đáng chú ý là tăng trường, trung tâm dạy nghề chính quy, đây là nơi cấp bằng công nhân kỹ thuật cho người lao động, loại này tăng 4 trường với số lượng học viên tăng 3.025 học viên. Chú ý nữa là các trung tâm giáo dục thường xuyên ở các huyện được hình thành để dạy các lớp ngắn hạn cho người lao động tăng đáng kể, từ 2 trung tâm GDTX tỉnh, đã nâng lên 7 trung tâm có chức năng dạy nghề xã hội và đào tạo các lớp nghề ngắn hạn, ngoài ra có chức năng dạy bổ túc văn hoá. Việc tập huấn, bồi dưỡng và gửi cán bộ đi bồi dưỡng ở các trung tâm, trường có uy tín về chất lượng khoa học, vài năm gần đây được chú ý triển khai mạnh
mẽ, một ương các trường và trung tâm đảm nhiệm việc này là trường Đại học An Giang và các trung tâm GDTX của tỉnh cũng như các trường có dạy nghề của tỉnh.Như vậy nhìn vào thống kê trên cho ta thấy việc đào tạo nghề chính quy cho người lao động ở vùng TGLX là quá yếu kém, chỉ chiếm chưa đầy 2% trong tổng nguồn lao động, và toàn ngành nghề cả sơ cấp và phổ thông chỉ chiếm 10,02%.
4.3.2. Đào tạo trung học chuyên nghiệp
Trong tổng số 9 trường có đào tạo trung học chuyên nghiệp hiện nay với số sinh viên hơn 10.000, trong đó sinh viên chính quy chiếm gần 2/3. Đây là một con số tưởng chừng là lớn nhưng thực chất so với tổng nguồn lao động chiếm tỷ trọng quá thấp 0,41%, không thể đáp ứng được nhu cầu hiện nay lẫn tương lai. Đặc biệt các ngành đào tạo cũng chưa đáp ứng đúng nhu cầu vì là vùng chuyên sản xuất nông nghiệp nhưng các ngành như công nghiệp thực phẩm, chế biến và bảo quản nông sản, kỹ thuật sinh học, thủy sản, cơ khí nông nghiệp, tàu thủy.... lại không có hoặc chỉ đào tạo không chính quy, với số lương còn rất ít. Có thể nói nhu cầu thì lớn mà năng lực, khả năng đào tạo thì nhỏ, bởi số lượng, chất lương giáo viên cũng như cơ sở vật chất cho phát triển đào tạo là quá hạn chế. Vậy cần tăng khả năng đào tạo lên một bước,
vùng phải đảm bảo số lượng sinh viên học viên gấp đôi hiện nay thì mới may ra đáp ứng được nhu cầu xã hội hiện tại và tương lai.
4.3.3.Quy mô đào tạo đại học -cao đẳng vùng TGLX năm 2003
Qua thu thập số liệu từ Sở Giáo dục, Sở Nội vụ cũng như thực tế tại trường chúng tôi nhận thấy tình hình đào tạo ở cấp Cao đẳng và Đại học của hai tỉnh An Giang và Kiên Giang còn nhiều bất cập, số lượng và chất lượng giáo viên vừa thiếu và yếu: ví dụ trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang có 92 giảng viên thì chỉ có 1 Tiến sĩ, 12 Thạc sĩ, trường Cao đẳng cộng đồng chủ yếu là thỉnh giảng không có Tiến sĩ và Thạc sĩ chính quy nào trực tiếp biên chế của trường, Đại học An Giang có 302 giảng viên thì mới chỉ có 60 Thạc sĩ và 1 Tiến sĩ. Như vậy với nhu cầu hiện nay về đào tạo hai cấp này với số lượng sinh viên ngày càng tăng thì rõ ràng thiếu trầm trọng đội ngũ giảng viên và giảng viên có học vị cao.
Về năng lực đào tạo hiện nay là chưa tương xứng với tầm vóc của vùng, theo số liệu như trên thì hiện nay vùng mới chỉ đào tạo Cao đẳng tỷ trọng 0,17%, Đại học 0,5% so với nguồn lao động (tính cả chính quy lẫn không chính quy), trong khi đó nhu cầu đào tạo còn rất lớn. Tuy nhiên khả năng đào tạo là hạn chế, theo lời ông Hoàng
Xuân Quãng Hiệu phó trường Đại học An Giang cho biết: trường hiện nay chỉ đáp ứng khả năng đào tạo75% trong số 5400 sinh viên chính quy. Mặt khác cơ cấu đào tạo cũng còn hạn chế chưa đáp ứng đủ và đúng nhu cầu, hiện nay trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang chủ yếu là đào tạo sinh viên sư phạm tất cả các ngành, Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang thì đào tạo đa ngành, trong đó một số ngành như cơ khí, quản trị kinh doanh, luật, đóng tàu, công nghệ thông tin, được coi là chú ý. Trường đại học An Giang cũng đào tạo đa ngành, ngoài ngành Sư phạm có đầy đủ các bộ môn, thì có ngành quản trị kinh doanh, kế toán doanh nghiệp, quản trị kinh doanh nông thôn, phát triển nông thôn, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Còn lại không chính quy chủ yếu đào tạo ngành quản trị kinh doanh và ngành luật.Như vậy cơ cấu ngành hiện nay của trường đại học An Giang theo chúng tôi là đã đáp ứng đúng theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng TGLX cũng như cả ĐBSCL đang cần. Tuy nhiên, khả năng đào tạo còn hạn chế nên chưa có các ngành như: thủy sản, quản lý du lịch, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và tương lai không xa sẽ có các ngành này với kế hoạch 2010 trường sẽ mở thêm nâng lên tổng ngành đào tạo là 25 ngành so với 17 ngành hiện nay (có các ngành Sư phạm). Một điều cũng đáng quan tâm là hiện chất lượng đầu vào của sinh viên còn quá hạn chế, điều này gây khó khăn cho quá trình đào tạo cũng như tạo ra các hạt nhân tốt cho nguồn nhân lực mai sau.
4.4.ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ.