4.l.TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀOTẠO VÙNG TGLX TH ỜI GIAN QUA.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 74)

4.1.1. Hệ thông cơ sở giáo dục - đào tạo

Trong những năm qua với chính sách giáo dục là quốc sách vùng TGLX đã kết hợp cùng với Trung ương đầu tư vào các chương trình mục tiêu về giáo dục đào tạo cũng như các chương trình quốc gia khác, như phát triển về giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng. Từ đó xây dựng mạng lưới cơ sở trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, nâng cấp phòng mới, thành lập trường mới và hệ thống thư viện từ tỉnh cho đến trường Đại học trở xuống cấp tiểu học, từ cấp tỉnh đến các vùng sâu vùng xa đã có bước phát triển rõ rệt. Nhằm tạo điều kiện cho dạy và học thật tốt. Hiện nay các trường ở thành phố và thị xã điều đã được xây dựng kiên cố, số phòng học ca ba hầu như được xóa, tỷ lệ học sinh trên lớp học được giảm đáng kể, với bàn ghế cho các em học sinh được khang trang hơn và ngày càng lộ rõ mạng lưới giáo dục đào tạo được chú ý và phát triển. Toàn vùng TGLX hiện nay có một trường Đại học đó là trường Đại học An Giang của tỉnh An Giang, làm đầu tầu cho phát triển nguồn nhân lực của vùng, có hai trường Cao Đẳng, có 4 trường trang học chuyên nghiệp, có 84(tính luôn 4 trường trên) cơ sở dạy nghề, trong đó có 44 cơ sở công lập và 40 cơ sở ngoài công lập và chỉ có 6 cơ sở đào tạo dài hạn còn lại là ngắn hạn và có 2 trung tâm dịch vụ việc làm. Có thể nói một mặt nào đó các trường và cơ sở dạy nghề đã có trang bị những cơ sở vật chất, thiết bị cho quá trình dạy và học được đảm bảo, như hiện nay Trường đại học An Giang đã trang bị cho sinh viên hệ thống máy vi tính và thư viện điện tử, các trường cao đẳng đến phổ thông lẫn dạy nghề, điều được trang bị một số máy vi tính cho môn học. Tuy nhiên qua sự khảo sát ở một số trường ở huyện của tỉnh An Giang và Kiên Giang thì thấy rằng hệ thống cơ sở trang thiết bị cho dạy và học còn nhiều hạn chế. Hệ thống trường lớp nằm trên địa bàn chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng cần học đến học, mạng lưới rộng về quy mô, hẹp về chất lượng, nghèo nàn và lạc hậu về thiết bị, cũng qua khảo sát một số trung tâm và trường dạy nghề cũng như Đại học và cao đẳng, thì thiếu thốn quá lớn về thiết bị dạy và học,

nhiều môn học chỉ là lý thuyết mà không được thực hành cũng như là nhìn thấy mẫu vật, các máy móc quá cũ về thế hệ, phần lớn sử dụng máy móc từ thập niên 60-70- trở về trước, số máy móc mới không đáng kể và bất đồng bộ. Nhất là cơ sở cho việc thực hành chưa có, học không gắn với thực tiễn, ngay cả trường Đại học An Giang vẫn chưa có một phòng thí nghiệm đúng nghĩa của một trường Đại học. Cũng qua sự tìm hiểu thực tế chúng tôi đã thấy sự phát triển chậm chạp, muộn màng với tiến trình phát triển của đất nước cũng như nhu cầu học tập của người dân trong vùng. Vì đây là vùng với số dân đông hơn so với các tỉnh khác trung bình so với cả nước, số lao động dồi dào, thế nhưng tất cả các trường từ Đại học đến các trường dạy nghề chỉ mới phát triển và xây dựng những năm gần đây.

Vì thế để đáp ứng nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước là chắc chắn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là vùng mà số dân nông thôn chiếm là đa số, vậy nhưng hệ thống dạy nghề cho thanh niên nông thôn chưa phát triển và vùng thành thị thì nổi lên một số trang tâm dạy nghề thường là ngắn hạn, có cả trường công lẫn trường tư, lẫn cơ sở dạy nghề tại nhà, là các nghề mang tính "thời thượng" mà không có tính căn cơ, các lĩnh vực đáp ứng cho nhu cầu việc làm toong tỉnh, ví dụ như là người nông dân mà không học cái nghề làm nông nghiệp, cái nghề làm giàu từ mãnh đất của mình, hay các công nhân kỹ thuật ở thị thành chưa đáp ứng được trình độ và nhu cầu làm việc cho xã hội. Cuối cùng là trên hết, vấn đề quản lý hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo còn nhiều bất cập, chồng chéo, không thống nhất từ các cấp quản lý toong công tác đào tạo và chất lượng đào tạo, làm trì trệ hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo và chất lượng của giáo dục và đào tạo của vùng. Sự thanh tra, kiểm tra chưa đồng bộ làm cho việc đào tạo không định hướng, tính bất cập giữa đào tạo và nhu cầu. Tuy nhiên nếu chúng ta so sánh với toàn vùng ĐBSCL thì TGLX vẫn là vùng có hệ thống giáo dục tương đối phát triển hơn vì hiện nay trong 12 tỉnh của ĐBSCL chỉ có 3 trường Đại học, đó là Đại học Cần Thơ, ĐH An Giang và ĐH Cửu Long (Vĩnh Long) thì vùng TGLX đã có một ĐH An Giang, 17 trường Cao Đẳng thì vùng chiếm 2 trường, 25 trường THCN, vùng chiếm 4 trường tất cả trường chuyên nghiệp là hơn gấp đôi trung bình chung của toàn vùng.

4.1.2.Ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo

Trong những năm gần đây, đầu tư cho giáo dục và đào tạo ở vùng TGLX tăng lên đáng kể, việc tăng đầu tư này không chỉ riêng ngân sách tỉnh mà còn ngân sách từ Trung Ương, từ các dự án vay vốn nước ngoài hay nguồn tài trợ từ nước ngoài và phần huy động đóng góp của nhân dân địa phương cũng tăng lên. Tuy nhiên so với nhu cầu phát triển giáo dục đào tạo của vùng thì ước tính mới đáp ứng được khoản 50% nhu cầu tối thiểu cho GD-DT.

Bảng IV.18. Chi ngân sách của tỉnh cho GD-ĐT cả vùng TGLX

Từ số liệu trên cho thấy tổng % chi cho Sự nghiệp Giao Dục- Đào tạo hầu như không biến động lớn qua các năm, duy trì trung bình ở mức 18,78% qua 6 năm và có tăng lên ở năm 2003 một ít, tức tăng hơn mức trung bình là 1,78% và tăng hơn so với năm 2002 là 182.039 triệu với mức 1,65% được coi là đáng kể. Điều này cho thấy đã có chú ý đến Giao dục -đào tạo hơn trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.số lượng học sinh sinh, sinh viên, giáo viên tăng lên thì việc tăng lên ngân sách cho ngành là điều dễ hiểu, trong đó chi cho Sự nghiệp giáo dục trung bình của 5 năm là 16,11% và cũng tăng ở Năm 2003 so với năm 2002 là đáng kể 161.178 triệu và tăng 1,6% và như vậy việc tăng ngân sách cho giáo dục đào tạo chỉ chủ yếu là tăng cho sự nghiệp giáo dục còn sự nghiệp đào tạo thì dậm chân tại cho và có một chút giảm so với năm 1998 và 2000. Điều này cho thấy việc quan tâm đến công tác đào tạo nghề là

rất khiêm tốn, không phải nói là ít quan tâm, không chú ý ....vấn đề này cản trở cho việc đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoa hiện đại hoá của vùng và của nước nhà, khi mà tỷ lệ người không nghề nghiệp quá đông. Đặc biệt trong tổng chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo thì việc chi chủ yếu là nhóm chi cho con người đến 85%, còn lại chi cho các hoạt động thường xuyên và đến năm 2003 do tình hình tăng lương cho giáo viên thì nhóm chi cho con người chiếm 90%, còn lại chi cho hoạt động là 10% trong đó chi cho hệ thống trường lớp, trang thiết bị, máy móc phục vụ cho dạy và học là vô cùng khiêm tốn khoảng chưa đầy 5%.

4.1.3.Phát triển đội ngũ Giáo viên, Giảng viên.

Kể từ niên học 1998 -1999 đến sơ kết niên học 2003-2004, có thể nói đội ngũ giáo viên, giảng viên tăng lên khá nhanh với mức bình quân ở THCS là 7%/ năm, THPT là 7,5%, lực lượng giảng viên giảng dạy ở Đại học tăng (từ 2001-2004) là 92 người, bình quân 11,5%, còn Cao Đẳng, hay giáo viên dạy nghề tăng lên không đáng kể. Tuy nhiên TGLX cũng là vùng có tỷ lệ giáo viên / lớp vào loại thấp của cả nước (đối chiếu bảng III.19-20 -21-22.phần dưới), vì thế hiện nay vẫn còn thiếu giáo viên rất lớn, giáo viên cả các cấp học, trong đó giáo viên ở vùng sâu vùng xa là trầm trọng, mà trong đó thiếu nghiêm trọng giáo viên các bộ môn Nhạc, Họa, Kỹ thuật, Giao dục công dân, Tin học, Thể dục và các giáo viên dạy nghề.

Đặc biệt, tỷ lệ giáo viện phổ thông đạt chuẩn còn thấp so với với cả nước và các vùng khác, ở năm học 2002-2003 tỷ lệ đạt chuẩn của giáo viên tiểu học là 40%, THCS là 95% và THPT là 90%, trong đó thì tỉnh Kiên Giang có số lượng giáo viên đạt chuẩn thấp hơn An Giang.Giáo viên, giảng viên ở cấp dạy nghề trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, Đại học với số lượng bậc 10/10, ữên đại học vẫn còn mỏng. Số người trên đại học hiện nay tính trên tổng số giáo viên các ngành chỉ chiếm khoản 14,5% thạc sĩ và khoản dưới 1% Tiến sĩ trong tổng số 750 giáo viên giảng dạy từ trung học chuyên nghiệp đến Đại học. Đây là một thực tế nan giải khi mà vừa thiếu vừa yếu đội ngũ cán bộ giảng dạy, làm cho nguồn nhân lực được đào tạo khó đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)