BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 63 - 71)

3.4.NHÂN LỰC LÀM VIỆC THEO CÁC NGÀNH TRONG NỀN KINH T Ế QUỐC DÂN.

3.5. BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

3.5.1.Nguồn nhân lực phân theo trình độ văn hóa

3.5.1.1.Nguồn nhân lực vùng TGLX phân theo trình độ văn hóa 1998-2002

Nhìn vào bảng III. 13. Cho ta thấy lực lượng lao động hay nguồn nhân lực của vùng TGLX với trình độ văn hoa là rất thấp, số lượng người mù chữ còn nhiều năm 2002 là 65.478 người, chiếm 3,5%, nhưng đó là một thành công lớn trong việc phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông những năm gần đây, một sự giảm mạnh từ số lượng người mù chữ năm 1998 là 146.655 người chiếm 8,6% xuống còn 65.478 chiếm 3,5% và số lượng người chưa tốt nghiệp tiểu học cũng giảm mạnh từ 667.769 người chiếm 39,8% năm 1998 xuống còn 608.346 người chiếm 32,8%, trong khi đó từ những năm 1998 đến 2001 việc giảm số lượng này rất chậm chạp và hầu như không thay đổi mấy. Lấy mốc 2002 chúng ta thử so sánh với trung bình cả nước số người mù chữ là 1523001 chiếm 3,74% trong tổng lực lượng lao động là 40.716.856 người, số lượng này cao hơn vùng TGLX. Tuy nhiên số lượng người chưa có tốt nghiệp cấp 1 của cả nước chỉ chiếm 15,7% và số người tốt nghiệp cấp 1 là

31,71% và so sánh với ĐBSCL trong khi đó TGLX là 40,36%. Như vậy là sự nỗ lực việc xoa mù chữ của vùng là hiệu quả đáng khích lệ. Nhưng không quá lạc quan khi mà nền kinh tế bước dần sang yếu tố tri thức sẽ là điều kiện cạnh tranh mang lại hiệu quả nhất cho nền kinh tế ương tương lai, vậy mà lực lượng lao động hiện tại số người tốt nghiệp cấp 11(12,5) và 111(10,7%) lại quá thấp mặt dù đã có nỗ lực đáng kể khi tăng liên tục số lượng người tốt nghiệp PTTH từ 7,55% năm 1998 và tụt xuống những năm 1999- 2001 và tăng lên đạt 10,7% năm 2002.

Biểu đồ hình 3.4: Trình độ học vấn của nguồn nhân lực vùng TGLX 1998-2002

Trong đó, nếu tách riêng hai tỉnh An Giang và Kiên Giang chúng ta thấy vài điểm khác biệt. Nhìn vào bảng III.14 và III.15 ta thấy tốc độ giảm số lượng người mù chữ vùng TGLX nguyên nhân là từ An Giang nhanh hơn Kiên Giang (2001-2002). Số lượng người tốt nghiệp cấp III của An Giang cao hơn Kiên Giang. Điều này cho ta dự đoán việc cải thiện nguồn nhân lực trong vùng có thể An Giang sẽ vượt Kiên Giang trong những năm tới.

3.5.1.2.Nguồn nhân lực chia theo trình độ văn hóa của tỉnh An Giang 1998- 2002

3.5.1.3.Nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang chia theo trình độ văn hoá 1998-2002

Tuy nhiên, Kiên Giang có tốc độ tăng bình quân của số người tốt nghiệp cấp III cao hơn An Giang (KG: 28,7%, AG: 11,6) thì Kiên Giang tương lai sẽ có lực lượng lao động ở tóp trình độ từ cấp III trở lên sẽ hùng hậu. Sự khác biệt ở đây giữa hai tỉnh này là An Giang chú trọng đến phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, còn Kiên Giang chú trọng đến trình độ cấp III. Điều này thể hiện ở chương IV ta thấy rõ và vì thế thực trạng lúc này cho thây sự phân tầng ở trong ữình độ văn hoa ở Kiên Giang là rõ, tồn tại số lượng mù chữ và người chưa tốt nghiệp cấp I nhiều và số người có trình độ cao cũng nhiều hơn ở An Giang.

3.5.2.Nguồn nhân lực chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

(1998-2002).

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của vùng TGLX có chiều hướng cải thiện qua các năm, được nâng lên từng bước số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật và giảm đi số người không có chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên việc thay đổi này diễn ra còn chậm chạp, số người không có CMKT vẫn còn chiếm tỷ trọng cao 87,9% (năm 2002) cao hơn so với ĐBSCL(87,16%) và tốc độ bình quân cũng tăng cao hơn ĐBSCL (TGLX:1,73%;ĐBSCL: 1,39%). Trong đó số lượng nữ không có CMKT chiếm 46,77%(2002) và có chiều hướng giảm theo tỷ trọng nữ trong khu vực này với mức giảm dần tỷ trọng từ 48,89% (1998) xuống 46,77(2002), với mức tăng bình quân 0,57%, có cao hơn ĐBSCL (0,0001%). Còn số lượng người không có CMKT ở thành thị thì tăng điều qua các năm với mức tăng bình quân gần l%. Mức tăng này thấp hơn

toàn ĐBSCL (2,43%), nhưng tỷ trọng nữ thành thị không có CMKT vùng TGLX (17,78%) cao hơn ĐBSCL (14,66%).

Thành phần nguồn nhân lực có học nghề từ sơ cấp trở lên có chiều hướng tăng lên với tốc độ cao, bình quân giai đoạn 1998-2002 là 8,5%. Tuy nhiên nếu so sánh với ĐBSCL thì tốc độ tăng này thấp hơn (ĐBSCL 22,55%) và tỷ trọng chiếm trong nguồn nhân lực cũng thấp hơn (TGLX 4,76%, ĐBSCL 5,53%). Trong đó tỷ số nữ có trình độ từ sơ cấp học học nghề trở lên luôn tăng , với mức bình quân 9,7%, nhưng tỷ trọng nữ trong cơ cấu này vẫn chiếm tỷ trọng thấp và có chiều hướng giảm so với nam giới. Còn về phần thành thị, tăng với tốc độ nhanh, từ 16.891 người năm 1998 lên 26.496 người năm 2002, với tốc độ tăng bình quân 14,21% cao hơn ĐSCL 7,1%, nhưng tỷ trọng thành thị trong số nguồn nhân lực có từ học nghề sơ cấp trở lên hầu như không thay đổi mấy, hoặc có thay đổi chút ít và theo chiều hướng giảm. Từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên của vùng TGLX tăng nhanh, từ 82.230 người năm 1998 lên 135.837 người năm 2002, tăng bình quân giai đoạn 1998-2002 là 16,29%, tăng cao hơn ĐBSCL(12,79%). Tỷ trọng nhân lực trong cơ cấu cũng tăng lên từ 4,91% năm 1998 lên 7,32%, so với ĐBSCL thì TGLX ở mức trung bình, tuy nhiên đây vẫn còn là thành phần chiếm quá thấp ương lực lượng lao động. Trong đó lực lượng nữ cũng tăng bình quân ở mức khá cao 9,4%, cao hơn ĐBSCL (8,4%), nhưng tỷ trọng thì có chiều hướng giảm, giảm từ 27,27% năm 1998 xuống còn 22,81% năm 2002 và ĐBSCL cũng giảm theo chiều hướng này. Còn về thành phần thành thị thì số người từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên tăng nhanh trong giai đoạn 1998-2002, từ 33042 người 1998 lên 84.178 người năm 2002,tốc độ tăng bình quân 38,6% cao hơn ĐBSCL (19,63%), chiếm trong cơ câu thành thị nông thôn là 61,69% năm 2002.

Nhìn chung trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực vùng TGLX còn nhiều hạn chế, yếu kém, thiếu đội ngũ có tay nghề cao, năng lực tri thức còn thấp, đây là một vấn đề khó khăn cho việc tiến hành CNH, HĐH vùng thành công sớm.

3.5.2.2.Nguồn nhân lực tỉnh An Giang và Kiên Giang chia theo trình độ

chuyên môn kỹ thuật giai đoạn 1998-2002.

Hai tỉnh An Giang và Kiên Giang có sự khác biệt nhau về thành phần chuyên môn kỹ thuật trong tốc độ tăng bình quân cũng như cơ cấu mỗi thành phần. An Giang thành phần không có CMKT tăng bình quân 1,5% thấp hơn Kiên Giang (1,99%) và cơ câu cũng tích cực hơn, chiếm 86,59%, còn Kiên Giang là 89,65%. Trong đó số lượng nữ không có CMKT tăng bình quân của Kiên Giang cũng cao hơn An Giang, và cơ cấu tỷ trọng cũng cao hơn An Giang( KG: 48,1%, AG: 45,72%), nhưng tốc độ tăng bình quân số người không có CMKT ở khu vực thành thị An Giang là 3,3% cao hơn Kiên Giang -1,76%.

Nguồn nhân lực từ sơ cấp học nghề trở lên cũng như vậy Kiên Giang vẫn có tốc độ tăng bình quân nhanh hơn An Giang nhưng cơ cấu thì vẫn thấp hơn An Giang, nhưng có một đặc điểm nổi bật ở đây là thành phần nữ giới ở Kiên Giang tăng với tốc độ rất cao 13,65% trong khi đó An Giang 6,7% và cơ cấu nữ ở thành phần này cũng rất cao, Kiên Giang chiếm 28,41%, An Giang 16,63%. Ngược lại tốc độ tăng số người từ sơ cấp học nghề trở lên ở thành thị tỉnh An Giang tăng tốc độ rất cao 22,3%, trong khi đó Kiên Giang -0,3% nhưng cơ cấu thành thị nông thôn trong thành phần này An Giang thấp hơn Kiên Giang (AG: 11,79; KG: 24,11). Trình độ nhân lực từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên về tốc độ tăng bình quân lẫn cơ cấu % hai tỉnh An Giang Và Kiên Giang gần như tương đương nhau, chỉ có điểm đáng lưu ý là tốc độ tăng bình quân của nữ ở thành phần này, Kiên Giang tăng rất cao 22,4% so với An Giang 0,77% và cơ cấu nữ trong thành phần này An Giang có chiều hướng giảm từ 29,135 năm 1998 xuống còn 18,55%, Kiên Giang tăng giảm thất thường(24,64% 1998, 42,61% năm 2000 , 285% năm 2002) và luôn cao hơn An Giang. Còn về thành thị nông thôn thì tốc độ tăng bình quân của số người có trình độ từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên ở Kiên Giang cao hơn An Giang (KG: 54,9%; AG:3,07%), cơ cấu tỷ trọng cũng vậy, Kiên Giang chiếm rất cao tỷ trọng thành thị trong số người có chuyên môn từ CNKT có bằng trở lên 72,67%, An Giang là 54%.

Tóm lại: Giai đoạn 1998-2002 trình độ chuyên môn kỹ thuật nổi chung ở tỉnh

An Giang có phần trội hơn Kiên Giang, nhưng tốc độ tăng bình quân của Kiên Giang lại cao hơn An Giang, hy vọng Kiên Giang sẽ cải thiện tình hình này trong những năm tới để sáh bằng hoặc vượt An Giang. Một điểm đáng lưu ý là cơ cấu nữ ở Kiên Giang về trình độ chuyên môn là rất cao, cao hơn An Giang rất nhiều và điều này qua khảo sát thực tế cho thấy, phụ nữ ở Kiên Giang rất được đề cao, đề cao hơn ở An Giang và đề cao hơn hơn rất nhiều ở các tỉnh ở nước ta.

3.6.ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA VÙNG VÀ CÁN BỘ KHOA HỌC CÔNG CHỨC TỈNH.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)