3.l.THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 51 - 53)

3.l.l.Biến động nguồn lao động vùng TGLX thời kỳ 1998-2002

Theo tài liệu thống kê của hai tình và của Bộ lao động thương binh xã hội Việt Nam - Cục thống kê Lao động việc làm ở Việt nam thời kỳ 1998-2002 cho biết nguồn lao động của vùng TGLX tăng nhanh trong thời kỳ năm 1998-2002, chiếm 4,16% lao động cả nước, chiếm 19,26% lao động vùng đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2002, chiếm 63,8% dân số của toàn vùng TGLX, tăng 347.801 người năm 1998 so với 2002, tăng bình quân giai đoạn 1998-2002 là 4,28%.

Bảng III.5. Biến động nguồn lao động vùng TGLX thời kỳ 1998-2002

Nhìn vào bảng tiền và có thể so sánh vùng TGLX với cả nước và vùng ĐBSCL, ta thấy tốc độ tăng bình quân của vùng là cao hơn cả nước và ĐBSCL, với cả nước tốc độ tăng bình quân là 2,78%, ĐBSCL là 2,62%, trong khi đó TGLX là 4,28%, nâng lên từ 18,17% trong vùng ĐBSCL năm 1998 lên 19,26% năm 2002 và với cả nước từ 3,95% năm 1998 lên 4,16% năm 2002.

3.l.2.Biến động nguồn lao động của hai tỉnh An Giang và Kiên Giang thời kỳ

Bảng III.6. Nguồn lao động (NLĐ) và số người trong độ tuổi lao động (TĐTLĐ)

của An Giang và Kiên Giang thời kỳ 1998-2002

Đơn vị tính: Người

Đặc biệt nhìn vào số người nằm trong độ tuổi lao động cho ta thấy lực lượng lao động ở vùng này là dồi dào, số người nằm trong độ tuổi lao động chiếm 59,7% dân số và chiếm 93,3% nguồn lao động của vùng, có thể nói đây là một thế mạnh để phát triển nguồn nhân lực cho vùng vì nhìn vào tốc độ tăng của số người bước vào tuổi lao động hàng năm từ 1998 đến năm 2002 tăng 250.050 người, tăng bình quân hàng năm 3,17%, cho thấy đây là vùng có tiềm năng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Trong đó tốc độ tăng của hai tỉnh là khác nhau, trong giai đoạn 1998-2002, tỉnh An Giang chiếm số lượng lớn hơn Kiên Giang nhưng tốc độ tăng bình quân thì Kiên Giang số người bước vào tuổi lao động tăng bình quân nhanh hơn An Giang.Kiên Giang là 3,8%, An Giang là 2,71% và Kiên Giang có số người bước vào tuổi lao động cao hơn An Giang, Kiên Giang là 95,44% còn An Giang là 91,79% (năm 2002) và tốc độ tăng của Kiên Giang cũng ổn định hơn An Giang.

Biểu đồ hình 3.1.Dân số và nguồn lao động vùng TGLX

Nguồn: Số liệu thống kê lao động- việc làm ở Việt Nam (1998-2002) NXB lao động-xã hội- Hà Nội (1999-2003) và Thống kê của hai tỉnh An Giang và Kiên Giang

3.2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ THƯỜNG XUYÊN CỦA DÂN SÔ TỪ ĐỘ TUỒI 15 TRỞ LÊN QUA CÁC NĂM 1998-2002 CỦA VÙNG

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)