4.8.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VÙNG TGLX.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 100)

Để đánh giá thành tựu phát triển eon người, chỉ sốHDI là chỉ số tổng hợp với 3 phương diện: sức khoe, toi thức và thu nhập, hiện nay vẫn là chỉ số đáng tin cậy mà tổ chức LHQ đã áp dụng, trong báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2001 đã tính toán cho 61 tỉnh thành của Việt Nam trong đó có vùng TGLX (tức hai tỉnh An Giang và Kiên Giang).

4.8.1.Chỉ số HDI của vùng TGLX

Theo báo cáo trên cho thấy vùng TGLX mức phát triển con người là tương đối thấp (0,665), đạt trang bình cả nước, đứng thứ 8 trong toàn vùng ĐBSCL, trong đó tỉnh An Giang có chỉ số thấp hơn Kiên Giang (An Giang đứng thứ 38, so cả nước, thứ 10 trong ĐBSCL; Kiên Giang đứng thứ 21 so cả nước, thứ 5 trong ĐBSCL).

Tuy nhiên điều quan trọng ở đây là chúng ta nhìn các động thái tác động hình thành HDI nó có phù hợp không giữa quá trình phát triển giáo dục và kinh tế, tính phù hợp hoặc không phù hợp cho ta kết luận về khả năng của nguồn nhân lực và cần làm gì ương thời gian tới.

4.8.2.Ý nghĩa của chỉ số giáo dục trong tiêu chí phát triển cộng đồng.

Chỉ số phát triển giáo dục (kí hiệu ER1R) của một cộng đồng phản ánh trạng thái GD cộng đồng trong mối quan hệ với các khía cạnh của phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế học giáo dục xuất phát từ quan điểm" giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển" nên coi chỉ số ER1R vừa biểu thị tình trạng phúc lợi GD, một phúc lợi quan trọng mà-cư dân cộng đồng được thụ hưởng vừa biểu thị tiềm năng của giáo dục có thể tác động vào sự gia tăng của thu nhập kinh tế.

Vì nhân tố GD, nhân tố thu nhập điều có vai trò quan trọng trong việc hình thành chỉ số phát triển con người và có mội quan hệ qua lại với nhau trong động thái phát triển nên khi khảo sát chỉ số ER1R không chỉ dừng lại ở việc xác định giá trị định lương của nó trong cộng đồng mà còn khảo sát mối tương quan của nó với hai chỉ số: chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ số thu nhập quốc dân hoặc chỉ số thu nhập vùng (GRPR1R).

Theo công thức tính của LHQ thì ER1R= 2a+b/3

(a= tỷ lệ người biết chữ; b= tỷ lệ học của nhóm dân 6-23 tuổi) với cách tính này thì ER1R có Max=l và Min=0

ER1R≥ 0,75: mức cao

0,5 ≤ ER1R< 0,75: mức trung bình ER1R<0,5: mức thấp

Tương quan thứ nhất: ER1R/HDIR

Phản ánh GD là mục tiêu của quá trình phát triển

Giá trị của tỷ số này biểu đạt phần đóng góp của nhân tố GD vào chỉ số phát triển con người của cộng đồng. ER1Rở mức 0,75

Nếu ở một cộng đồng có ER1R ở mức 0,75 trở lên và 0,95≤ ER1R/HDI≤1,05 thì điều chứng tỏ GD có sự đóng góp khá hợp lý vào thành quả HDI của cộng đồng.

Nếu ER1R/HDI≤ 0,95 thì cộng đồng cần chú ý cải thiện trạng thái phát triển HDI giáo dục để cư dân được nâng cao mức thụ hưởng GD trong tương quan với các nhân

tố tham gia vào chỉ số phát triển con người.

Nếu HDI<0,8 và ER1R/HDI < 1,05 có hiện tượng nhân tố GD đã lấn phần đóng góp của nhân tố kinh tế và nhân tố tuổi thọ vào HDI.

Giá trị tương quan này chúng ta áp dụng cho cả nước Việt Nam, ĐBSCL, TGLX và hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Với số liệu có được từ báo cáo chỉ số phát triển con người ở Việt Nam của LHQ năm 2001, do Trung tâm khoa học xã-hội và nhân văn quốc gia- NXB Chính trị quốc gia ấn hành.

Từ đây chúng ta áp dụng vào công thức Đối với cả nước: ER1R/HDI=0.76/0,696=1,09

Điều này chứng tỏ người dân Việt Nam có phúc lợi giáo dục cao trong HDI Đối với ĐBSCL: ER1R=0,77=1,15 Chứng tỏ GD ở ĐBSCL có sự đóng góp hợp lý vào thành quả của HDI.

Đối với TGLX: ER1R/HDI=0,765/0,665=1.15 Kết quả này trung bình ở ĐBSCL Đối với An Giang: ER1R/HDI=0,75/0,653=1.15 Phúc lợi GD vẫn cao

Đối với Kiên Giang: ER1R/HDI=0,78/0,678=1.15 Kết quả tương đương với An Giang.

Tương quan thứ hai: GDPR1R hoặc GRPR1R Phản ánh GD là động lực đối với sự

phát triển kinh tế. Giá trị của biểu số biểu đạt bằng tình trạng tương thích của giáo dục so với phát triển kinh tế.

Một cộng đồng có trạng thái phát triển giáo dục có tính bền vững khi có ER1R và GDPR1R luôn luôn phải xấp xỉ với nhau (giáo dục và kinh tế khớp nhịp nhau trong động thái phát triển). Phát triển giáo dục không vượt quá xa hoặc không tụt hậu lại sau so với phát triển kinh tế điều đó có nghĩa là tỷ số:

GDPR1R/ER1R hoặc GDP1R R/ER1Rgiao động xung quanh mức 1 E, ER1R Nếu ER1R≥ 0,75 và 0,9≤ GDPR1R/ER1R≤ 1,1

Thì động thái kinh tế và giáo dục có tính tương thích cao, sự phát triển GD bền vững.

Nếu ER1R≥ 0,75 và 0,75≤ GDPR1R/ER1R≤ 0,9

Thì tính tương thích trung bình, sự phát triển GD có xu thế đi vào bền vững. Nếu ER1R> 0,75 và 0,5≤ GDPR1R/ER1R≤ 0,75

Thì tính tương thích thấp, sự phát triển GD tuy có giá trị cao song chưa bền vững Nếu ER1R≥ 0,75 và 0,45≤GDPR1R/ER1R≤ 0,5 hoặc 0,70 ≤ ER1R< 0,75, GDPR1R/ER1R ≥0,5 Thì động thái kinh tế và giáo dục xuất hiện dấu hiệu bước vào sự tương thích thấp

Khi ER1R< 0,75 hoặc GDPR1R/ER1R ≤0,45 thì có thể khẳng định sự phát triển kinh tế giáo dục chưa có dấu hiệu tương thích, giáo dục phát triển còn chậm( trong xu thế hiện nay) giáo dục và kinh tế có độ lệch lớn.

Từ đây theo bảng III.19. Ta áp dụng tính cho cả nước, ĐBSCL, TGLX và hai tỉnh An Giang , Kiên Giang.

Đối với cả nước: ER1R≥ 0,76 và GDPR1R/ER1R=0,49/0,76 = 0,64

Kết quả này chứng tỏ sự phát triển giáo dục và kinh tế của Việt Nam có tính tương thích thấp, giáo dục phát triển nhanh hơn kinh tế, phần đóng góp của giáo dục vào HDI có lấn các nhân tố khác như kinh tế, y tế.

Nhìn chung ĐBSCL, TGLX, An Giang và Kiên Giang điều có giá trị tương thích thấp giữa giáo dục và kinh tế, xáp xỉ trung bình cả nước, trung bình vùng, trong đó vùng TGLX có tính tương thích cao hơn ĐBSCL một ít. Giữa An Giang và Kiên Giang thì An Giang có tính tương thích cao hơn Kiên Giang.

4.8.3.TIỂU KẾT

Thông qua giáo dục đào tạo, chúng ta đánh giá được là tình hình giáo dục đào tạo bước đầu có cải thiện, đáng khích lệ nhất là việc phổ cập giáo dục của vùng tương đối tốt những năm gần đây và sự ra đời của Trường Đại học An Giang làm cải thiện nguồn nhân lực của vùng rất lớn. Tuy nhiên thực trạng đội ngũ giảng dạy các cấp còn thiếu và còn yếu về chuyên môn, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy cũng như cơ cấu đào tạo còn nhiều bấc cập, dẫn đến khả năng và năng lực đào tạo còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay.

Một vấn đề đáng ghi nhận nữa là chính sách cho giáo dục đào tạo và thu hút nhân tài của vùng rất được hoan nghênh và khuyến khích hơn nữa để có thể được coi là " đặc biệt hấp dẫn".

Sau cùng là đánh giá phát triển con người của vùng, HDI của vùng đứng trung bình so với cả nước, đứng thứ 8 so với 12 tỉnh ĐBSCL.Tuy nhiên động thái hình thành HDI chưa phù hợp giữa quá trình phát triển kinh tế với giáo dục. Vậy, rõ ràng là vùng đã có mặt đáng ghi nhận như là quá trình phổ cập giáo dục tương đối tốt, ra đời một trường đại học cho vùng, quan tâm đến đội ngũ kế thừa bằng cách khuyến học và chính sách thu hút nhân tài. Tuy nhiên còn những vấn đề cần giải quyết đó là nâng cao chất lượng trường, lớp, đội ngũ giáo viên, hệ thống quản lý giáo dục và cân đối giữa quá trình phát triển giáo dục và quá trình phát triển kinh tế sao cho tương thích.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)