4.4.ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN L ỰC CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 89)

Theo báo cáo của sở Nội vụ, sở lao động thương binh và xã hội và Sở Giáo dục hai tỉnh An Giang và Kiên Giang thì hiện vùng TGLX có 1 trường Đại học, 2 trường cao đẳng (1 trường cao đẳng sư phạm, 1 trường cao đẳng công đồng) 5 trường trung học chuyên nghiệp, 4 trường nghiệp vụ (2 văn hoa, 1 thể thao, 1 giao thông vận tải) 2 trường dạy nghề của tỉnh, còn lại là mấy chục trung tâm đào tạo không chính quy và hướng nghiệp cho học sinh. Như vậy là số lượng cũng không phải là quá ít so với cả nước ta và so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên với thành phần dân số hơn gần 78% là nông thôn, số lượng người mù chữ và không có chuyên môn kỹ thuật đến 87,9%( Lao động - việc làm ở Việt Nam- NXB LĐ, EN 2003), đội ngũ lao động rơi vào thất nghiệp hàng năm từ 5-6%/nguồn lao động/ năm (Sở lao động thương

binh -xã hội tỉnh An Giang và Kiên Giang) mà nguyên nhân là không có nghề. Điều này cho thấy ở tình trạng đào tạo nghề ở vùng là chưa được quan tâm, số lượng có tay nghề là quá ít. Mặt khác chất lượng đào tạo với đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy nghề, còn yếu về chuyên môn, ít thử nghiệm thực tế, dụng cụ, phương tiện giảng dạy lạc hậu, cũ kỷ, dẫn đến chất lượng đào tạo kém, sinh ra lực lượng lao động kém chuyên môn không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Về đào tạo bậc cao đẳng và đại học, rõ ràng ta thấy sự ra đời của trường đại học An Giang là một nổ lực lớn từ nhiều phía, phần nào làm tăng lực lượng cán bộ khoa học công nghệ của vùng, góp phần cung ứng lao động cho vùng TGLX và cả vùng ĐBSCL. Tuy nhiên nhu cầu thì lớn mà khả năng cung ứng thì nhỏ lẫn chất lượng nhân lực cung ứng còn hạn chế. Nhất là toong cơ cấu đào tạo nghề và đào tạo bậc cao đẳng và đại học cơ cấu hiện nay, vùng TGLX không phải là tình trạng thừa thầy thiếu thợ như chúng ta thường nói mà là thiếu cả thầy lẫn thợ, nhưng nếu cơ câu này diễn ra không định hướng cho vài năm tới thì tình trạng thừa thầy thiếu thợ là điều sẽ diễn ra. Nói chung hiện nay là chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển mà xã hội đòi hỏi, cơ chế thị trường lao động đòi hỏi. Vì thế vùng phải có chính sách cuốn hút nguồn nhân lực sao cho hợp lý để bổ sung nguồn nhân lực thiếu hụt cũng như mở rộng đào tạo đa ngành với số lượng sinh viên gấp đôi hiện tại đến năm 2010, trong đó đáng chú ý nhất là ngành thuộc lĩnh vực phát triển cho nông nghiệp.Đây là ngành cần số lượng lớn sinh viên, người lao động để đáp ứng nhu

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)