Thông qua tình hình đào tạo nghề hiện nay và các dự án cho những năm tới, số liệu từ Sở lao động thương binh xã hội của hai tỉnh An Giang và Kiên Giang cho biết mục tiêu của vùng TGLX là nâng tỷ lệ lao động có qua đào tạo nghề từ 8,97%( trong đó An Giang là 10,23%, Kiên Giang 7,72%) năm 2003 đến năm 2010 là 16,5%( trong đó An Giang là 20%, Kiên Giang là 13%), cơ sở cho sự dự báo này là:
5.4.l.Tỉnh An Giang:
Dự án đào tạo nghề: Trường Đại học An Giang đào tạo 18 ngành, đào tạo Cao đẳng Sư phạm và Cao đẳng ngoài ngoài sư phạm, dự án đào tạo nghề cấp trung học và công nhân kỷ thuậtTất cả với mục tiêu là đạt tỷ lệ sinh viên 130-150 người /10.000 dân vào năm 2010. Mục tiêu đào tạo đại học đến năm 2010 là 10.000 sinh viên với 25 ngành.
Dự án đào tạo nghề cho nông dân: Với 4 mục tiêu: Dạy nghề cho 11.000 người/ĩiăm, đào tạo quản lý kỹ thuật cho các cán bộ chủ nhiệm, kế toán, ban kiểm soát và cán bộ kỹ thuật các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã thương mại dịch vụ, hợp tác xã giao thông vận tải với 900 người/ năm. Công tác quản lý phục vụ chất lượng hợp tác xã và giúp hợp tác xã chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đào tạo 9.000 cán bộ khuyến nông và chủ trang trại các khoa về quản trị doanh nghiệp, hội nhập kinh tế toàn cầu, bình quân 1.000 người/năm, đào tạo 6.000 doanh
nhân nông thôn bình quân 700người/ năm.
-Dạy nghề cho người lao động: dạy 70.000 người lao động, trong đó 50.000 người lao động tiểu thủ công nghiệp, bình quân 7800 lao động/ năm. Dạy nghề 27.000 người phục vụ xuất khẩu lao động, bình quân 3.000 người/năm.
Dự án nâng cao năng lực cán bộ trong bộ máy Nhà nước: đào tạo 4.500 người kiến thức về tin học và sử dụng Internet ở xã. 9.000 người kiến thức về công nghệ thông tin và truyền thông, phân đấu đến năm 2005 đạt 4-5% dân số sử dụng Internet, đến năm 2010 đạt 15-20% dân số sử dụng Intemet. Đào tạo 9000 người có trình độ ngoại ngữ ABC và 1.000 người thông thạo ngoại ngữ dùng trong kinh tế thương mại, bình quân 1.200 người/ năm, chú trọng cán bộ đang hoạt động trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức và cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Dự án đầu tư mở rộng trường Trung học chuyên nghiệp, thành lập các trung tâm giáo dục thường xuyên huyện thị và đào tạo đội ngũ nhà giáo dạy nghề: đầu tư mở rộng 3 trường trung học chuyên nghiệp nâng năng lực đào tạo lên 17.500 người/ năm (trung cấp). 7 TTGDTX đào tạo 30.000 công nhân lành nghề-3700 người/năm; đầu tư mở rộng các trường thuộc Sở Lao động thương binh xã hội đào tạo thêm 12.000 công nhân lành nghề, bình quân 1500 người/ năm, chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển đội ngũ dạy nghề.
Dự án đào tạo cán bộ ở nước ngoài, đào tạo ít nhất 50 cán bộ Đại học chuyên ngành kinh tế thương mại, giáo dục ở nước ngoài từ ngân sách tình lên Thạc sĩ, Tiến sĩ.
5.4.2.Tỉnh Kiên Giang:
Mục tiêu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 13% năm 2010. Để hoàn thành chỉ tiêu này tỉnh đang ra sức gấp rút:
Đổi mới cơ chế quản lý đối với công tác đào tạo nghề, quy hoạch lại các mạng lưới các trường, cơ sở dạy nghề phù hợp với cơ chế quản lý mới.
Gấp rút nâng cấp và mở rộng quy mô đào tạo của hai trường: Cao đẳng Cộng đồng và trường Trung học kinh tế kỹ thuật. Đặc biệt trường Cao đẳng Cộng đồng
đang thực hiện dự án xây dựng mới với diện tích 46 ha với chức năng của trường là đào tạo đa cấp đa ngành, đáp ứng mọi nhu cầu học tập của người dân trong tỉnh.Trường đang mở rộng hợp tác quốc tế với các trường Đại học như Princeton Hoa Kỳ, Đại học Taxas Tech, đặt quan hệ với Viện Đại học công nghệ (IUT) Amiens của Pháp....
Duy trì và phát triển hình thức đào tạo nghề tại các doanh nghiệp, hình thức vừa học vừa làm, các cơ sở dạy nghề tư nhân, dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại nhà, tại xưởng, các hình thức truyền nghề làng nghề truyền thống được phát huy.
Huy động các nguồn vốn từ ương và ngoài nước, từ cá nhân đến tổ chức đầu tư tối đa cho công tác dạy nghề.Như các dự án ADB, dự án hổ trợ của Thủy Sĩ, Đức, Úc, Nhật, ILO, Hàn Quốc, Hà Lan....
Tất cả nhằm mục đích hàng năm đào tạo được 9.300 người lao động lành nghề/năm.
5.5.CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM VÀ VÙNG TGLX.