2.2.DÂN SỐ CƠ SỞ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 43 - 46)

Bảng II.l.Biên động dân số của vùng TGLX thời kỳ 1998-2002

Theo tài liệu thống kê của hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, vùng TGLX có lượng dân số trung bình năm 2002 là 3.722.477 chiếm 4,7% dân số cả nước, chiếm 22,27% trong đồng bằng sông Cửu Long, tăng hơn năm 1998 là 199.217 người, tăng khoảng 5,65% tức bình quân hơn 1,41%/năm. Tăng trung bình qua các năm là

1,3%/năm.

2.2.1.Tốc độ gia tăng dân số

Dân số của vùng TGLX có chiều hướng tăng với tốc độ giảm dần. Đây là tốc độ giảm tăng dân số tự nhiên, tốc độ tăng bình quân so với toàn khu vực ĐBSCL thì mức tăng bình quân của TGLX là cao hơn( ĐBSCL1,07%, TGLX 1,41%), trong đó dân số tỉnh An Giang tăng thấp hơn (1,1) tỉnh Kiên Giang (1,83%), từ chỗ chiếm 57,6% trong tổng số vùng 1998 còn 57% năm 2002 và Kiên Giang từ 42,4% năm 1998 lên 43% năm 2002.

2.2.2.Dân số phân theo giới

Dân số phân theo giới tính nam và nữ. Nhìn chung đã đi vào cân bằng dân số giữa nam và nữ, mặc dù nữ bao giờ cũng cao hơn nam đó là qui luật chung, năm 1998 số nữ của vùng là 51,3% xuống còn 50,99% năm 2002, so sánh toàn vùng ĐBSCL có số nữ tương đối ổn định hơn qua các năm là 51.01% và tốc độ tăng của vùng là 1,07% nhỏ hơn TGLX (1,3%), trong đó có sự khác biệt giữa An Giang và Kiên Giang, số lượng nữ ở Kiên Giang cao hơn nam giới nhiều hơn số lượng nữ ở An Giang so với nam giới. Mặc dù có giảm đi từ 51,7% 1998 xuống còn 51,06% năm 2002, còn An Giang thì vẫn duy trì số lượng nam nữ tương đối ổn định. An Giang tăng thấp hơn 1,15% trong khi đó Kiên Giang là 1,5%.Nguy én nhân do số lượng nam giới của tình Kiên Giang đi làm biển nhiều bộ phận không được thống kê hay tính chất rủi ro của nghề ngư phủ mà số lượng nam của tỉnh này mất cân bằng, ít hơn so với số lượng nữ tương đối cao.

2.2.3.Dân số phân chia theo khu vực thành thị và nông thôn.

Với bảng trên cho ta thấy chiều hướng gia tăng của dân số thành thị của vùng là rõ rệt từ 19,5% năm 1998 lên 22,57% năm 2002, cả vùng tốc độ đô thị hoá các năm gần đây nhanh, nhất là từ năm 2000 trở lại đây. So sánh với toàn vùng ĐBSCL cho thấy mức tăng này nhanh hơn và có tỷ lệ dân số thành thị cao hơn toàn cả vùng (ĐBSCL tăng bình quân 3,66%, tỷ lệ 18,47%, TGLX tăng bình quân 5,5%, chiếm tỷ lệ trong dần số là 22,57%). An Giang lên thành phố trực thuộc tỉnh năm 2000 và sắp tới Kiên Giang lên thành phố cuối năm 2005 và như bảng trên ta thấy An Giang có tốc

độ tăng dân số đô thị nhanh hơn Kiên Giang, tốc độ bình quân của An Giang 4 năm là

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)