2.4.DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH PHAN DÂN TỘC

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 49 - 51)

Đây là địa bàn dân số có nhiều thành phần dân tộc khác nhau sinh sống, toàn vùng TGLX Dân tộc Kinh chiếm 90%, Khơme 7,64%, Hoa 1,3% còn lại là các dân tộc khác.Trong đó :

2.4.l.Tỉnh An Giang:

Dân tộc Kinh chiếm 94,92%, Hoa chiếm hơn 0,55%, Khơme chiếm 3,84%, người chăm khoảng 0,6%, còn lại là các dân tộc khác. Dân tộc Khơme, Chăm, Hoa chủ yếu sống ở vùng 3 (vùng Miền núi và biên giới).

2.4.2.Tỉnh Kiên Giang:

Dân tộc Kinh chiếm 85,98%, Khơme 11,8%, Hoa 2,1%, còn lại là các dẫn tộc khác 0,06%. Khác biệt với An Giang là các dân tộc Khơme, Hoa sống phân tán cùng cộng đồng người Kinh, tập trung chủ yếu và phân tán tương đối điều ở vùng I và vùng 2, trong đó người Hoa chiếm phần lớn ở thị xã Rạch Gia (5,07% dân số toàn thị xã), người Khơme chiếm ở huyện Châu Thành và huyện Gò Quào là cao nhất (chiếm 29,5% dân số toàn huyện).

(Nguồn: Điều tra dân số nhà ở tỉnh An Giang và Kiên Giang 2001)

2.5.TIỂU KẾT

Qua hai yếu tố tự nhiên và dân số tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực vùng TGLX cho thấy yếu tố nào cũng quan trọng làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển quy mô của nguồn nhân lực.

Yếu tố tự nhiên: Vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nhất là về nông nghiệp, du lịch với nhiều phương diện cần khai thác và sử dụng tối ưu, đòi hỏi nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu của vùng.Bên cạnh đó là khu vực hàng năm luôn bị ngập nước vì thế cần có những chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp cho đặc trưng vùng ngập lũ.

Yếu tố dân số: Dân số vùng TGLX dồi dào, tăng bình quân 1,41%/năm giai đoạn 1998-2002, có sự cân bằng giữa nam và nữ, có chiều hướng gia tăng dân số thành thị so với nông thôn nhưng hiện nay tỷ lệ thành thị vẫn còn thấp so với nông thôn. Trong đó tỉnh An Giang có dân số lớn hơn Kiên Giang và tập trung ở vùng Tây sông Hậu là nhiều nhất. Kiên Giang thì tập trung ở tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên là nhiều nhất

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)