5.3.DỰ BÁO NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 112)

5.3.1.Dự báo dân số đến năm 2010

Để dự báo dân số cần phải dựa vào kết quả nghiên cứu vừa qua và giả thiết về tử vong, giả thiết về sinh và giả thiết về di cư, các giả thiết này được dự án VIE/9/7/P14 lý giải rất thuyết phục, có cơ sở khoa học trong "Kết quả dự báo dân số " cho cả nước, các vùng địa lý kinh tế và 61 tỉnh, thành phố của Việt Nam, 1999-2024 NXB Thống kê 2001. Kết quả này dựa trên hai phương án đó là Phương án mức mức sinh giảm và phương án mức sinh không đổi.

Theo dự báo của VIE/9/7/P14 thì so với thực tế mà tôi đã thống kê số liệu thực từ Cục thống kê của hai tỉnh An Giang và Kiên Giang thì cho thấy gần phù hợp với tốc độ tăng bình quân sau 4 năm (1998-2002) với phương án mức sinh giảm. Tuy nhiên số liệu tại thời điểm của năm 2002 tại hai tỉnh tức vùng TGLX là có chênh lệch nhau.

Vì vậy theo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh An Giang và Kiên Giang đến năm 2010 là giảm tỷ lệ tăng dân số xuống 0,2% cho giai đoạn 2000-2010, chúng ta có được tỷ lệ theo dân số như trên. Đến năm 2010 dân số vùng TGLX là 4.130 ngàn người, trong đó nữ vẫn chiếm đến 51%. Đứng riêng về hai tính thì tốc độ tăng dân số của tỉnh Kiên Giang vẫn cao hơn tốc độ tăng dân số của tính An Giang. Tốc độ tăng bình quân của cả vùng chúng ta xem ở (bảng dự báo nguồn nhân lực).

5.3.2. Dự báo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực, được dự báo thông qua từ nguồn dân số, hệ quả và động thái gia tăng dân số kết hợp có kế hoạch từ tỉnh. Căn cứ cơ sở đó ta có nguồn lao động, số người trong độ tuổi lao động và đặc biệt là lực lượng hoạt động kinh tế thường xuyên. Đây là chỉ tiêu đánh giá thực chất của nguồn nhân lực đóng góp vào quá trình làm ra sản phẩm. Để dự báo số lượng này chúng ta dựa vào động thái của qúa trình tăng bình quân của giai đoạn trước và căn cứ vào tốc độ gia tăng dân số và số nguồn lao động cũng như độ tuổi người lao động. Theo số liệu thống kê và tính toán được, ta thấy dân số vùng TGLX thuộc loại trẻ. Lực lượng lao động bổ sung hàng năm tương đối lớn, với tốc độ bình quân giai đoạn 1998-2002 là 2,2%/năm và với số lao động là 1.850.245, chiếm 49,7% dân số, đến năm 2006 là 2.010.846 chiếm 51,23%, đến năm 2010 là 2.181.365 chiếm 52,8%.Như vậy là luôn luôn tăng trong giai đoạn 2002 đến 2010 so vối dân số. Điều này cho ta hy vọng sự phát triển nguồn nhân lực có chiều hướng nhiều triển vọng tốt.

5.3.3.Dự báo cơ cấu nguồn nhân lực cho ngành kinh tế củ vùng TGLX

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo This image cannot currently be displayed.

hướng giảm dần tỷ trọng của các ngành khu vực I và tăng dần tỷ trọng của các khu vực II và III là sự phân công lao động cũng chuyển dịch theo hướng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động cũng giảm dần tỷ trọng của lao động trong các ngành nông lâm ngư nghiệp, tăng nhanh lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ.

Vì vậy cơ sở để dự báo nhu cầu lao động trong các ngành kinh tế, người ta thường dự báo nhu cầu lao động trong các ngành công nghiệp và các ngành dịch vụ. Trên cơ sở đó xác định nhu cầu tăng thêm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ và tính toán sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành nói trên.

Theo tính toán của quy hoạch tổng thể kinh tế của hai tỉnh An Giang và Kiên Giang cho ta được bảng trên. Có thể thấy rằng tốc độ tăng lên của ngành công nghiệp sau một thập niên là đạt hơn gấp đôi (năm 2000 là 7,44%, năm 2010 là 15,35%), song song quá trình này là ngành dịch vụ cũng tăng lên nhưng mức độ thấp hơn, từ 2002 chiếm 18,54% đến năm 2010 là 28,64% trong 100% tổng 3 ngành.Tuy nhiên giữa hai tỉnh An Giang và Kiên Giang cũng có sự khác biệt một ít.

This image cannot currently be displayed.

An Giang chuyển dịch lao động với tốc độ nhanh hơn Kiên Giang, năm 2003 số lao động ngành nông nghiệp 73,02% xuống còn 45% năm 2010, trong khi đó Kiên Giang từ 74,09% năm 2003 xuống còn 67% năm 2010 và tương ứng như vậy thì tốc độ tăng lao động công nghiệp và dịch vụ của An Giang cũng diễn ra nhanh hơn nhiều của Kiên Giang. Năm 2003 công nghiệp An Giang lao động chiếm là 7,56% đến năm 2010 là 19%, trong khi đó Kiên Giang năm 2003 là 7,47% đến 2010 là 11,7%. Ngành dịch vụ cũng thế, năm 2003 của An Giang lực lượng lao động chiếm 19,42% đến 2010 chiếm 36%, còn Kiên Giang năm 2003 dịch vụ lao động chiếm 18,44% đến 2010 là 21,3%.

5.4.DỰ BÁO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THÔNG QUA ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 112)