5.5.CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN L ỰC VIỆT NAM VÀ VÙNG TGLX.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 118)

5.5.1.Các phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam cho

công nghiệp hóa, hiện đại hoa và hội nhập kính tế thế giới.

Việt Nam đang trên đường công nghiệp hoa và hội nhập quốc tế .Vì thế cần tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo mục tiêu là vừa đảm bảo cho công nghiệp hoa vừa tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Muốn vậy, cần đặt lĩnh vực giáo dục- đào tạo lên hàng quan trọng và quyết định nhấtNền giáo dục Việt Nam đang đứng trước cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới, có nhiều thách thức. Do đó, cần cải cách nhanh về nhiều mặt để tránh bị tụt hậu. Trong đó đặt biệt chú ý các yếu tố quyết định chất lượng: đội ngũ giáo viên; nội dung phương pháp giáo dục, cơ sở vật chất của giáo dục đào tạo. Đặc biệt cần tăng đầu tư cho giáo dục đào tạo (đầu tư cho vốn con người, đầu tư cho đào tạo nhân tài) lên nữa, chiếm từ 20-25% chi của ngân sách Nhà nước. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là yêu cầu của đất nước buộc ngành giáo dục- đào tạo phải gắn chặt với công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế thế giới.

Phải đạt được và duy trì liên tục tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao (thông qua tỷ lệ tăng GDP hàng năm) cần coi đây là yếu tố số 1 cho việc sử dụng được ngày càng nhiều nguồn nhân lực của xã hội, thuộc về quản lý kinh tế vĩ mô.

Mô hình kinh tế hướng ngoại (hướng vào xuất khẩu ngày càng nhiều ra thị trường thế giới) tỏ ra thích hợp với điều kiện một nước nông nghiệp muốn công nghiệp hoa thành công tương đối nhanh (so với độ dài thời gian của các nước đã công nghiệp hoa ở giai đoạn đầu của lịch sử cách mạng công nghiệp) mô hình này đã được một số nước Châu Âu áp dụng và họ đã thành công trong công nghiệp hoá.

Vì lẽ mô hình này cho phép có điều kiện để phát triển thị trường trong và ngoài nước, sử dụng được nguồn nhân lực ở mức cao, cân bằng xuất nhập khẩu tốt hơn, thu hút đầu tư, nhập công nghệ mới, phát triển nguồn nhân lực.

Muốn sử dụng đầy đủ hơn nguồn nhân lực xã hội, Việt Nam phải hướng sự chú ý vào nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn, ở đây đang tập trung hơn 70% nguồn nhân lực của cả nước. Nếu quy đổi số thời gian lao động ương năm bị thiếu việc làm cho toàn bộ lực lượng lao động nông nghiệp, sẽ tương đương với 7 triệu ngưới.Đó là một sự lãng phí lớn về nguồn nhân lực vẫn đang diễn ra, gây tổn thất cho tổng sản lương hàng năm nhiều. Phương hướng khắc phục cần:

+ Đa dạng hoá các loại hình hoạt động lao động nông nghiệp, nông thôn thông qua đa dạng hoá sản xuất và dịch vụ.

+ Nâng cao tỷ lệ sản xuất hàng hoa đối với sản phẩm nông nghiệp để mở rộng thị trường nông nghiệp cho cả trong và ngoài nước.

+ Phát triển kinh tế biến và vùng ven biến, khai thác nhiều hơn nữa về ưu thế địa lý tự nhiên của Việt Nam, mở rộng không gian sinh tồn của người Việt Nam về hướng đảo (Việt nam có một triệu kmP

2

P

lãnh hải cộng với vùng ven biển dài, chứa nhiều tiềm năng chưa có điều kiện khai thác nhiều; trong khi không gian sinh tồn trong đất liền chỉ có 331.000 kmP

2

P

kinh tế biển và vùng ven biển là thế mạnh của Việt Nam, sẽ góp phần sử dụng nhiều nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế thế giới.

theo hai khu vực để có chính sách và cách quản lý phù hợp:

+Khu vực I bao gồm nguồn nhân lực làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng, vận tải, nghiên cứu khoa học, quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý văn hoa giáo dục- đào tạo.... nguồn nhân lực ở khu vực này có trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ thuật được đào tạo kỹ; công nhân kỹ thuật, kỹ sư, nhà kinh tế, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các nhà hoạt động văn hoa, các nhà giáo dục... Đi đôi với công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế thế giới, đội ngũ này ngày càng có vai trò quan trọng. Do đó cần đào tạo họ có chất lượng tốt để phát huy hiệu quả cao đồng thời cần đổi mới về kiến thức khoa học, chuyên môn, nghề công nhân cho kịp với công nghệ mới (ương sản xuất, trong quản lý) có thể ví họ như những binh đoàn tinh nhuệ nhất của đội quân lao động ở Việt Nam. Nhân tài của xã hội tập trung tuyệt đại bộ phận ở khu vực này.

+ Khu vực 2 thường được gọi là khu vực phi chính thức (hoặc gọi là khu vực phi kết cấu bao gồm nguồn nhân lực thường là trình độ văn hoá và chuyên môn thấp (hoặc không được đào tạo). Hoạt động lao động đa dạng, ít vốn, tự tạo lấy việc làm, không có đầu tư của Nhà nước, để chuyển đổi đáp ứng nhu cầu dịch vụ của đô thị (trong đó dịch vụ cho khu vực I) và kiếm sống với thu nhập rất khác nhau nhưng thường thấp hơn khu vực I và thường không ổn định, không được bảo hiểm xã hội che chở khi rơi vào không có việc làm hoặc ốm, đau, tuổi già....Có hàng triệu nguồn nhân lực đang hoạt động ở khu vực 2 và họ đã làm giảm thiểu nạn thất nghiệp rõ rệt cho đô thị. Do đó cần phải có thời gian dịch chuyển họ sang khu vực có năng suất lao động cao hơn, chính sách đối với khu vực 2 không nên có những cấm đoán phi lý mà nên giúp đỡ nguồn nhân lực ở đây giảm bớt khó khăn, dễ dàng kiếm việc làm (hoặc tự tạo việc làm) đồng thời cần quản lý họ hành động theo pháp luật.

Việc sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả kinh tế cao (thông qua năng xuất lao động xã hội) phụ thuộc nhiều vào trình độ công nghệ trong từng doanh nghiệp, từng ngành kinh tế kỹ thuật, về trình độ công nghệ, Việt Nam còn lạc hậu nhiều. Do đó quyết định là, phải nhanh chóng đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng nguồn nhân lực, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn. Cần tìm ra những cơ chế chính sách có hiệu quả hơn khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ,

khuyến khích và làm cho nghiên cứu khoa học gắn chặt với sản xuất, đời sống hơn, tránh những lãng phí đang diễn ra.

Việc chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực sang hướng cơ cấu tiến bộ hơn, sẽ tuy thuộc vào quá trình công nghiệp hoa nhanh hay chậm. Vì lẽ yếu tố lao động trong kinh tế là yếu tố có tính dẫn suất. Nghĩa là nó biến đổi theo sản xuất và sản xuất lại gắn với thị trường (nhu cầu).Như vậy muốn chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực nhất thiết phải đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoa và ra sức phát triển thị trường (trong và ngoài nước).

Tóm lại: Nguồn nhân lực phải đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoa và hội nhập kinh tếthếgiới. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tốc độ công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ngày càng tác động tích cực, mạnh mẽ đến nguồn nhân lực. Do đó, cần có những phương hướng, giải pháp, chính sách, cơ chế thích ứng phù hợp để phát triển nguồn nhân lực mà ở trên là những giải pháp, phương hướng cơ bản.

5.5.2.Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng TGLX

5.5.2.1.Giải pháp đầu tư cho giáo đục đào tạo.

Đến nay chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo chiếm hơn 20% tổng chi ngân sách của địa phương thì không phải là quá thấp. Tuy vậy giáo dục đào tạo vẫn không mạnh được thì nguyên nhân nào?Phải chăng tổng chi của vùng là còn thấp, điều này là từ nền kinh tế còn yếu kém. Vì thế cần phải đẩy mạnh tăng trưởng GDP hơn nữa, bình quân thu nhập đầu người phải tăng cao, đảm bảo đời sống và tăng mức sống của người dân. Đây là điều kiện quan trọng cho phương diện phát triển nguồn nhân lực nói chung và quá trình đầu tư cho giáo dục đào tạo nói riêng.

Mặt khác vừa tiếp tục nâng cao ngân sách địa phương chi cho giáo dục đào tạo nhất là đào tạo nghề, chỉ số này phải đạt trên 25% ngân sách tổng chi và điều quan trọng là cần phải huy động các nguồn đầu tư khác ngoài nguồn đầu tư từ ngân sách tình, vùng phải tranh thủ nguồn ngân sách của Trung Ương, từ các thành phần kinh tế, từ cá nhân, từ các tổ chức quốc tế. Cũng như là sử dụng tốt nguồn chi từ ngân sách địa phương cho giáo dục đàotạo và các nguồn ngoài ngân sách này hiện nay.

5.5.2.2.Giải pháp về xã hội hoá giáo dục.

-Xã hội hoá giáo dục là việc mở rộng nhiều loại hình giáo dục, đa dạng trong giáo dục các loại hình trường, lớp, trên mọi địa bàn cư trú nhằm tạo điều kiện cho mọi người có khả năng tiếp cận với giáo dục và phát triển nền học vấn của vùng. Cụ thể là: Thứ nhất vấn đề phổ cập giáo dục lâu nay coi như vùng đã làm tốt nhiều về lĩnh vực này cần phát huy hơn nữa để thực sự xoá mù chữ cho toàn bộ lực lượng lao động và huy động học sinh trong độ tuổi đến trường 100%. Để làm được được điều này thì ngoài việc phát triển kinh tế địa phương lẫn chế độ học phí.... Để tạo cơ hội cho mọi người dân được học hành, một giải pháp có tính khả thi đó là phát triển trường, lớp đến tận vùng sâu vùng xa, những nơi có điều kiện khó khăn thì cần phải có chế độ miễn hoặc giảm học phí cho người dân và tạo điều kiện phát huy tài năng còn tiềm ẩn trong bộ phận dân cư nghèo là vùng phải có chế độ khuyến khích học bổng, hổ trợ tài chính, phương tiện học tập.... Hay có chính sách tín dụng ưu đãi đối với đối tương khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để con em gia đình nghèo được tiếp cận giáo dục một cách căn bản và có điều kiện phát huy năng lực của mình, đó là nguồn nhân lực tương lai rất quan trọng.

Thứ hai: Giáo dục mầm non hiện nay vẫn còn yếu, giao viên vẫn còn thiếu và yếu về chuyên môn, chưa thật sự là hệ thống giáo dục mầm non vì vậy cần đầu tư mở rộng nhiều loại trường có quy mô lớn nhiều hơn nữa, cung cấp các loại hình đồ chơi phát huy tính năng động lanh lợi, sáng tạo và thể lực cho các cháu. Các loại trường này có cả thành thị lẫn nông thôn các vùng ngập lũ.ở đó ngân sách nhà nước cần đầu tư cho lĩnh vực này vì lâu nay Nhà nước ít quan tâm.

Phát triển mạnh các trường phổ thông bán công, dân lập ở cả thành thị lẫn một số huyện có điều kiện, nhằm huy động vốn từ nhân dân.Nhất là có thể mở rộng hình thức bán trú ở khu vực thành thị, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ giáo viên, thông qua nhiều hình thức như bồi dưỡng, tập huấn và thực sự chuẩn hoa đội ngũ này thông qua hội đồng giám định, nếu giáo viên nào không có đủ năng lực đứng lớp cần phải giảm biên chế hay chuyển sang lĩnh vực khác.

5.5.2.3. Giải pháp phòng chống lũ cho vùng, phục vụ giáo dục phổ thông và

dạy nghề:

Hàng năm nước lũ sông Mêkông tràn về gây ngập lụt kéo dài trên một vùng rộng lớn khoảng 1,9 triệu ha của toàn vùng ĐBSCL.Vùng TGLX vùng ngập lũ chiếm 85% diện tích toàn vùng, ngoại trừ vùng Bảy núi và một số vùng đồi còn sót lại ở huyện Hà Tiên , Hòn Đất còn lại là điều bị ngập lũ. Ngập lũ cũng có nhiều mặt lợi cho sự phát triển nông nghiệp nhưng cũng đã gây bao tác hại đến đời sông kinh tế. Nhất là giáo dục và dạy nghề, đã làm gián đoạn quá trình học tập của học sinh, cũng như hư hại về cơ sở vật chất trường lớp và là nguyên nhân của việc thiếu giáo viên và bỏ học tràn làn của học sinh và học viên học nghề ở vùng ngập lũ. Vì thế cần có hướng giải quyết vấn đề này như sau:

1.Bố trí dân cư : Không thể tiếp tục quá trình định cư theo xu hướng bố trí đồng

đều, nơi nào có ruộng là nơi ấy có thể định cư mặc dù nơi ấy có thể xa các cơ sở phúc lợi công cộng, xa khu tập trang dân cư, là nơi có thể ngập sâu về lũ.

Quy hoạch dài hạn đã xác định các tuyến giao thông, kết hợp bờ đê vượt lũ bao gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, mới và củ, các tuyến trên cũng là các tuyến dân cư ổn định ương vùng lũ.

Không bố trí tái định cư những khu vực bất lợi, điều đó có nghĩa là phai lo cho những hộ nghèo một khu đất thể cư tại các khu dân cư tập trang thuận lợi, trên các tuyến kênh vượt lũ để họ xây nhà ở, nếu không giải quyết vấn đề này người nghèo buộc phải định cư trên phần đất nông nghiệp của họ mặc dù nơi đó là ngập sâu, rất khó khăn trong việc tiếp cận với hệ thống phúc lợi công cộng và công tành hạ tầng.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)