0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

1.2.KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGU ỒN NHÂN LỰC.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO VÙNG (Trang 27 -27 )

trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đang rất quan tâm đến việc tìm kiếm những cơ hội cho phát triển theo hướng lấy con người làm mục tiêu phát triển và từ đó có giải pháp nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng nhân lực của con người.

- Con người được coi là nguồn lực cơ bản để tăng ữưởng và phát triển kinh tế xã hội. Đứng trên quan điểm đó các xu thế có tính phổ quát ngày nay là:

-Ưu tiên đầu tư cho giáo dục-đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang trở thành xu thế phổ biến của phát triển nguồn nhân lực.

-Chuyển hưởng phát triển và sử dụng nguồn nhân lực từ đại trà sang linh hoạt, mềm dẻo với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao.

-Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sử dụng và phát triển nguồn nhân lực, là xu hướng phổ biến trong điều kiện nền kinh tế thị trường dưới tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoa. Với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, phát triển nguồn nhân lực, phải chiếm vị trí trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội.

1.2.KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

.

NGUỒN NHÂN LỰC

.

Phát triển nguồn nhân lực là một biện pháp quyết định sự phát triển bền vững của đất nước, nhất là khi thực hiện các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và đặt biệt nhất là trong thời cách mạng công nghệ, nền kinh tế tri thức. Chính vì vậy ở mỗi nước, mỗi giai đoạn phát triển điều đã có những kinh nghiệm tốt về vấn đề này, mà nước ta, một nước đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường có thể suy nghĩ lựa chọn:

1.2.1.Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản

Trong số các nước công nghiệp phát triển hiện nay, Nhật Bản là nước mà trong thập niên 70-90 được đánh giá là nước có mức tăng trưởng năng suất lao động cao, điều gì đã tạo cho " Thần kỳ Nhật Bản" trong hai thập niên đó, chính là hệ thống giáo dục đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở Nhật Bản, nhưng đến thế kỷ 21 những biến động của khoa học kỹ thuật và sự biến động của kinh tế thế giới, liệu những phương

pháp đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của Nhật Bản có còn phù hợp không? Vậy chúng ta đi tìm hiểu và có những nhận xét rút ra từ kinh nghiệm này.

1.2.1.1.Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Thông thường, hoạt động đào tạo được phân thành 2 loại: đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài xí nghiệp. Cũng như ở nhiều nước công nghiệp phát triển khác ở Nhật Bản dạng đào tạo tại chỗ (vừa học vừa làm) giữ vai trò quan trọng nhất trong số các phương pháp đào tạo. Đây là dạng đào tạo ít tốn kém nhất, người lao động học hỏi ngay trong quá trình làm việc của họ; thứ hai, hoạt động đào tạo tại chỗ có tính linh hoạt cao, cho phép có những điều chỉnh để đáp ứng các nhu cầu đặc điểm và năng lực của từng cá nhân. Hơn nữa đào tạo tại chỗ cho phép tập trung sự chú ý trực tiếp vào việc phát triển các tri thức và kỹ năng cần thiết ngay trong công việc thường nhật của đối tượng được đào tạo.

Giáo dục đào tạo là vấn đề được nhà nước Nhật Bản đặc biệt quan tâm, tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người trong việc thụ hưởng các dịch vụ giáo dục.Nhật Bản đã mỡ rộng chế độ giáo dục phổ cập không mất tiền từ 6 năm thành 9 năm ương hệ thông giáo dục 12 năm. Các trường trung học phổ thông cũng được tổ chức lại cùng với hệ thống giáo dục đại học. Đặc biệt các trường Đại học kỹ thuật ở Nhật hệ 1 năm và 2 năm đào tạo các kỹ sư thực hành rất được chú ý phát triển. Giáo dục phổ cập được ưu tiên bằng việc miễn phí và mở rộng mạng lưới các trường lớp trong phạm vi toàn quốc, kể cả những nơi có rất ít học sinh.Không có sự phân biệt giữa nông thôn và thành thị các ữường này được tạo điều kiện tốt nhất về mặt địa điểm, phương tiện học tập, đội ngũ giáo viên. Mục tiêu quan trọng của chương trình phổ cập giáo dục là đảm bảo ứình độ phổ thông cho học sinh trong cả nước.

Vào thời kỳ ngay sau chiến tranh, để có thể tiếp thu được công nghệ tiên tiến của Phương Tây và đưa công nghệ mới vào phục vụ cho mục tiêu phát triển nhanh nền kinh tế Nhật Bản đã sử dụng nhiều chính sách, biện pháp khuyến học khác nhau. Một Ương những chính sách rất đáng chú ý là chính sách 11 du học tại chỗ" thực hiện chính sách này, người Nhật đã liên kết với các trường Đại học của Mỹ và các nước tiên tiến Phương Tây khác mở các chi nhánh Đại học tại Nhật, mời giáo viên, sử dụng các chương trình, nội dung giảng dạy của các nước đó, kết hợp bổ sung các nội dung

cần thiết và phù hợp với điều kiện Nhật Bản. Phương thức này một mặt cho phép các sinh viên Nhật bản tiếp cận được các tri thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, mặt đảm bảo cho họ không thoát ly khỏi thực tế phát triển kinh tế xã hội của nước mình.

1.2.1.2.Chế độ sử dụng lao động.

Một đặc điểm nổi bật của việc sử dụng lao động ở Nhật Bản là sử dụng lao động trẻ được chú ý vì người ta cho rằng tuy công nhân trẻ còn ít kinh nghiệm làm việc, nhưng bù lại họ có lợi thế so sánh khác với những ngươi đã đứng tuổi như: được đào tạo cơ bản, nhiệt tình năng động, tràn đầy sinh lực, có tinh thần sáng tạo và ý muốn khẳng định mình trong công việc.

Tại Nhật rất phổ biến người lao động đổi chỗ làm việc ngay trong một công ty. Điều này có được là nhờ cách bố trí công việc theo kiểu luân phiên cùng một lúc giúp đạt được hai mục tiêu. Tạo ra một phạm vi rộng các kỹ năng cho cá nhân ngươi lao động đồng thời cho phép các công ty chủ động và linh hoạt trong việc đáp ứng các nhu cầu luôn thay đổi về thành phần tay nghề của lao động; giúp hình thành một đội ngũ lao động đa năng, cùng một lúc có thể thực hiện nhiều công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất. Vì vậy công nhân thường ít khi rời khỏi xí nghiệp để đi tìm việc ở một nơi khác mà chỉ thay đổi công việc ngay trong phạm vi một xí nghiệp.

Ở Nhật Bản còn có một loại hình luân chuyển lao động rất đặc trưng nữa là trao đổi lao động giữa các công ty có quan hệ làm ăn lâu dài với nhau trên cơ sở thoa thuận song phương. Cách luân chuyển này được gọi theo tiếng Nhật là Suykko. Về thực chất đây là một dạng biến thiên của thị trường lao động, nơi các công ty đang thừa nhân lực nhượng lại số lao động dư dôi cho các hãng đang cần người làm các công việc còn trống chỗ. Cách luân chuyển lao động kiểu này một mật giúp làm giảm chi phí tìm kiếm công việc mới của cá nhân người lao động mặt khác lại giúp cho các công ty có thể tuyển dụng công nhân mới một cách dễ dàng, với một " lý lịch làm việc" được đảm bảo.

Khác với các nước phương Tây, ở Nhật Công đoàn không phải là những tổ chức theo ngành dọc, trên phạm vi toàn quốc, mà là các tổ chức phát triển cộng đồng của người lao động trong phạm vi từng xí nghiệp. Tuy nhiên, đặc điểm khác biệt nhất ở đây là các Công đoàn ở Nhật là người đại diện của giới thợ, các tổ chức này luôn duy

trì các quan hệ mang tính hợp tác với giới chủ và giới quản lý. Thái độ hợp tác cao đã tạo cơ sở cho việc duy trì chế độ làm việc suốt đời và chế độ tiền lương theo thâm niên. Dưới sự lãnh đạo của các công đoàn xí nghiệp, người lao động ở Nhật thay vì đối đầu đã có thái độ hợp tác.

Giáo dục các kiến thức thực tế, đây là khâu giáo dục nhằm làm cho người lao động quen với các công đoạn sản xuất và tiêu thụ mà công ty đó đang thực hiện.

Nhờ vậy, có thể có những sáng kiến, hoặc các đề xuất hợp lý nhằm cải tiến hoạt động của công ty.

Giáo dục tinh thần tập thể trong công ty. Ngoài kiến thức chuyên môn, người lao động còn được đánh giá dựa trên các chuẩn mực về tính thần và khả năng hợp tác với những ngươi khác. Giáo dục tinh thần tập thể chính là để nâng cao các kỹ năng hoạt động theo nhóm phát huy sức mạnh tập thể trong lao động.

1.2.1.4.Những nhận xét rút ra:

Những kinh nghiệm có thể học hỏi từ Nhật Bản đó là hệ thống giáo dục chặt chẽ, quy mô và nhất là luôn gắn kết giữa học và thực hành, đặc biệt gắn với công nghệ thực tế của đất nước. Mặt khác thông qua du học tại cho, dở tốn chi phí mà tiếp thu công nghệ hiện đại của thế giới, áp dụng trực tiếp vào nước mình, điều này có lợi cả về chi phí lẫn giảm khoản cách tri thức, nhất là tạo cho người Nhật Bản có điều kiện tiếp thu và thực hành tri thức mới.

Về sử dụng lao động: Ở Nhật bản người lao động có tính kỷ luật cao, rèn luyện phong cách lao động công nghiệp, đúng giờ, chính xác trong công việc. Tuy nhiên hiện nay với kiểu lao động suốt đời cho một công ty đã không còn phù hợp, khi mà sự biến đổi trong từng nhu cầu của công việc, đòi hỏi người lao động phải linh hoạt hơn để đáp ứng. Ngày nay người lao động phải chuyển đổi làm việc rất nhiều công ty với những công đoạn mà tuy thuộc vào nhu cầu của các công ty khác nhau, đòi hỏi người lao động làm việc trong một khoản thời gian nhất định rồi chuyển sang nhu cầu khác, chứ không phải làm một công việc, một công ty suốt đời, kiểu làm này sẽ mất tính sáng tạo cho người lao động và cũng chính nhu cầu biến đổi đó mà Nhật Bản chưa kịp thích ứng, cho nên đây cũng là một trong những nguyên nhân đã đưa đất nước Nhật

Bản rơi vào suy thoái kinh tế vào giữa thập niên 90.

1.2.2.Sơ lược một số kinh nghiệm về giáo dục đào tạo và sử dụng nhân lực tại

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ( Mỹ).

1.2.2.1.Giáo dục-đào tạo.

Việc giáo dục- đào tạo ở Mỹ là hoàn toàn phi tập trung hoá, thực tế giáo dục chủ yếu thuộc quyền địa phương các Bang, Liên bang chỉ hổ trợ các chương trình đặc biệt, như cho sinh viên nghèo vay tiền, ủng hộ những người tàn tật...

Hệ thống giáo dục chia thành nhiều bậc thang mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học, thêm vào đó là giáo dục kỹ thuật và sự đào tạo liên tục. Trong đó các nhà trẻ mẫu giáo điều là trường tư, tiểu học đa số là trường công, còn lại là có tư lẫn công, trường trung học chia 2 cấp từ lớp 7-9, và lớp 10-12, sau khi học xong 12 được vào trường Đại học hay Cao đẳng phải đạt tốt nghiệp, có thể vào trường Cao đẳng ngắn hạn cũng có thể vào đời làm việc hay tiếp vào học trường Đại học hoặc sinh viên nào chọn chu kỳ 4 năm thì ra trường là Cử nhân nghệ thuật hay Cử nhân khoa học hay học tiếp 2 năm lên Thạc sỹ rồi Tiến sĩ. Việc vào Đại học là khá dân chủ, được nhận học bổng hoặc tiền vay của chính phủ.

Đặc điểm giáo dục đào tạo ở Mỹ là quỹ đầu tư từ Liên bang, bang và tư nhân chi cho nghiên cứu là rất lớn (22% tổng số chi tiêu Cao đẳng và 35% cho Đại học) và bảo đảm giáo dục thường xuyên cũng như công bằng và cơ hội cho mọi người.

Nước Mỹ luôn chú ý đến con người và phát triển con người, cuộc đánh cược vào trí tuệ là dựa vào trường đại học mà trường đại học là ưu đãi trong sự phát triển kinh tế. Năm 1984 luật ra cho các doanh nghiệp quyền hợp tác các trường đại học lập ra các trung tâm nghiên cứu, năm 1986 luật về chuyển nhượng công nghệ tạo thuận lợi cho lưu thông trí thức của các phòng thí nghiệm Liên bang và các trường ĐH sang cho tư nhân và mở ra kinh phí bằng thuế nghiên cứu, 1988 luật thương mại và cạnh tranh bảo đảm một sự phối hợp tốt về những chuyển nhượng công nghệ, nhờ vào viện nghiên cứu quốc gia về chuẩn mực và công nghệ cũng được cải tổ vì mục đích này. Các công ty, xí nghiệp lớn hợp tác với viện nghiên cứu thành lập viện công nghệ công nghiệp, 1985 ở Michigan do quỹ của trường, bang và tư nhân ra đời các viện như thế.

Nói chung, hợp tác mọi phía nghiên cứu đào tạo, ứng dụng khoa học thực tiễn là điều cơ bản ỏ Hoa Kỳ, điều này tạo cơ hội cho các nước thế giới thứ 3 đến Mỹ lấy học vị tiến sĩ khoa học rất nhiều và đưa lại cho nước Mỹ một hệ thống khổng lồ của những cái đầu khổng lồ, nhiều chất xám nhất thế giới.

1.2.2.2.Sử dụng lao động.

Có thể nói không nơi đâu có thể so sánh với Mỹ về việc sử dụng nhân lực tối ưu (điều này nếu so sánh chỉ số tăng người lao động hoạt động kinh tế thường xuyên với các nước trên thế giới thì Hoa Kỳ có hệ số tăng 2,2%, Châu Âu 0,1%, Nhật Bản 1,0% và tất cả các nước OECD là l,3%)(Thực trạng nước Mỹ -NXB KHXH, 1995), ở Mỹ, người lao động làm việc và được trả công xứng đáng nhất với phương tiện làm việc tốt nhất. Tuy nhiên nó cũng khắc nghiệt nhất, tức là người lao động cũng sẽ bị thải hồi bất cứ lúc nào khi mà nhu cầu của nhà tuyển dụng không còn nữa. Sự linh hoạt trong sử dụng lao động buộc người lao động phải tự tìm kiếm cơ hội ở mọi lúc mọi nơi, cho nên một người sau khi ra trường làm việc vài năm có thể quay lại ứường học để học lại chương trình nâng cao, hay chuyển đổi với nhiều hình thức học khác nhau, có cả học chính quy lẫn học từ xa....

1.2.3.Kinh nghiệm các nước có nền kinh tế chuyển đổi

Các cải cách trong thời gian hơn một thập kỷ qua về kinh tế chính trị và xã hội tại các nước thuộc khối XHCN cũ đòi hỏi phải có những đổi mới căn bản trong đó có vấn đề phát triển nguồn nhân lực.

Còn nhiều vấn đề cần phải bàn nhưng kinh nghiệm của các nước chuyển đổi Đông Âu cho thấy rằng cho đến nay các biện pháp tạo công ăn việc làm và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động là hai công cụ chính sách được sử dụng rộng rãi nhất.

1.2.3.1.Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề.

Tại nhiều nước ở Đông Âu có nền kinh tế chuyển đổi, chính đào tạo lại tay nghề được sử dụng như một công cụ chính, tích cực nhất đối với việc phát triển nguồn nhân lực. Hoạt động bao gồm bồi dưỡng, nâng cao tay nghề (đào tạo lại) và đào tạo các ngành nghề mới. Tại các nước thị trường truyền thống hoạt động đào tạo được sử

dụng để nâng cao tay nghề, tăng khả năng di chuyển chỗ làm việc cho công nhân và ngăn ngừa thất nghiệp do cơ cấu. Còn lại các nước đang chuyển đổi, đào tạo được sử dung như một biện pháp đối ứng với các nhu cầu thức thời của thị trường lao động, do có sự thay đổi trong nhu cầu về các ngành nghề mới, do hàng loạt công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp sẽ không thể tìm kiếm được việc làm trong điều kiện mới nếu không được đào tạo thêm và đào tạo lại.

1.2.3.2.Chính sách tạo việc làm.

Tại các nước đang chuyển đổi ở Đông Âu, các biện pháp tạo công ăn việc làm, nhất là công việc tạm thời, thường được sử dụng làm giảm nhẹ ảnh hưởng của nạn mất việc làm hàng loạt khi cơ cấu lại sản xuất. Mục tiêu của chính sách này là ngăn chặn thất thoát nguồn vốn con người và phòng ngừa những tác động xấu về mặt xã hội đối với một bộ phận lớn ương cư dân. Việc có thể được tạo ra do không phải chỉ ương

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO VÙNG (Trang 27 -27 )

×