0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

3.3.DÂN SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ KHÔNG THƯỜNG XUYÊN

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO VÙNG (Trang 57 -57 )

3.3.l.Dân số hoạt động kinh tế không thường xuyên của vùng TGLX 1998-2002

Đây là lực lượng không trực tiếp tạo ra sản phẩm hay của cải cho xã hội nhưng nhìn vào số lượng người hoạt động này thể hiện các mặt của nhân lực và đời sống kinh tế xã hội của nó. Vùng TGLX có số lượng người không hoạt động kinh tế thường xuyên chiếm 837.549 người năm 2002, tăng 70.950 người so với 1998, chiếm 22,4% so với dân số của vùng (năm 2002).Đây là số lượng tương đối lớn, lớn hơn toàn vùng ĐBSCL(22,09% Năm 2002) và cao hơn cả nước (20,4- năm 2002-NXB Thống kê).Đây là một trở ngại không nhỏ đối với nền kinh tế xã hội cùa vùng. Tuy nhiên về mặt tăng bình quân giai đoạn 1998-2002 thấp hơn toàn vùng ĐBSCL (ĐBSCL: 2,4%, TGLX: 2,3%), là một dấu hiệu tốt, việc giảm thiểu số lượng người này, tạo cho năng suất xã hội cao hơn. Mà đặc biệt, số lượng người đi học cao hơn tỷ trọng trung bình của ĐBSCL (ĐBSCL 26,89%, TGLX 28%) và tốc độ tăng bình quân cũng tăng cao

hơnĐBSCL (ĐBSCL 3,1%, TGLX 5,1%) là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực của tương lai so với ĐBSCL. Mặt khác số lượng nội trợ và số lượng khác (không có nhu cầu làm việc mặc dù có khả năng làm việc, hoặc có nhu cầu làm việc nhưng không có việc làm), hai khía cạnh này vẫn còn chiếm số lượng lớn trong tổng số người không hoạt động kinh tế thường xuyên, bởi hai khía cạnh này có thể chuyển đổi từ chỗ không có việc làm hoặc nội trợ sang hoạt động kinh tế. So với toàn vùng ĐBSCL thì TGLX số lương này gần tương đương nhau. (Trong đó ĐBSCL cao hơn về tỷ trọng nội trợ (30,99%, TGLX: 29,6%). So sánh với cả nước thì cả ĐBSCL và TGLX đều cao hơn rất nhiều so với cả nước (ĐBSCL: 36,9%, TGLX: 35,93; Cả nước: 20,81%-Năm 2002 Tổng cục thống kê lao động việc làm). Tuy nhiên cũng cho thấy những dấu hiệu khả quan khi tốc độ tăng bình quân của số người nội trợ của vùng TGLX giảm (-0,04%)(trong khi đó ĐSCL tăng 1,4%), còn số lượng khác tăng nhanh 12,3%, có thể đây là nguồn lao động dự trữ nhưng đứng về mặt việc làm thì chính là khả năng tạo việc làm của vùng còn quá thấp hoặc khả năng tìm việc của lực lương lao động là yếu kém hay một số bộ phận còn ỷ lại hay lười nhác.

3.2.2.Dân số hoạt động kỉnh tế không thường xuyên của tỉnh An Giang và

Kiên Giang thời kỳ 1998 -2002

Nhìn vào bảng III. 10 ta thấy số người KHĐKTTX của Kiên Giang có tốc độ tăng nhanh hơn An Giang, đây là dấu hiệu gặp phải khó khăn cho việc phát triển kinh

tế và nguồn nhân lực cho tỉnh này. Tuy nhiên do tính chất đặc thù của tỉnh, số lượng nam giới đi làm biển nhiều và ữình độ học vấn thấp, người phụ nữ ở nhà nội trơ chiếm số lượng lớn và tăng hàng năm cũng nhanh (2,2%). Trong đó số người chưa tìm được việc hoặc không có việc làm thì Kiên Giang thấp hơn An Giang vì Kiên Giang không thuần nông như An Giang, cơ cấu GDP về kinh tế của tỉnh cho thấy giá trị tính bằng % được phân phối theo chiều hướng giảm và ít về % nông nghiệp thuần nông, ở đó tăng về khai thác hải sản, du lịch dịch vu. (xem chương IV). Qua sự khảo sát thực tế thì số lượng lao động thất nghiệp ở Kiên Giang thấp hơn nhiều An Giang. Tuy nhiên số người đi học hiện tại thấp hơn An Giang và tốc độ tăng bình quân cũng thấp hơn An Giang (Kiên Giang 4,3%, An Giang 5,6%).Như thế khả năng phát triển nguồn nhân lực An Giang tương lai sẽ vượt trội Kiên Giang.

Về việc nhận xét ở trên chúng ta có thể đánh giá rằng nguồn nhân lực có việc làm và hoạt động kinh tế tạo ra của cải vật chất của vùng với số lượng người là thấp, nền kinh tế tạo ra việc làm là yếu, động lực cho việc phát triển nguồn nhân lực cho tương lai của vùng thông qua giáo dục đào tạo sẽ là gặp không ít khó khăn khi số lượng người đi học trong vùng vẫn chưa cao.

3.4.NHÂN LỰC LÀM VIỆC THEO CÁC NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO VÙNG (Trang 57 -57 )

×