5.1.ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH T Ế NGÀNH CỦA VÙNG TGLX.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 105 - 109)

Trong 5 năm gần đây kinh tế vùng TGLX luôn tăng trưởng ở mức cao, bình quân trong 5 năm (1998-2003) cao hơn 9,3%.Chúng ta có thể điểm qua tình hình kính tế hiện nay của vùng (hai tình An Giang và Kiên Giang).

5.l.l.Tình hình kinh tế tỉnh An Giang

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hợi năm 2003 của Cục thống kê tình An Giang cho biết: năm 2003 là năm thứ 2 liên tiếp thực hiên nhiệm vụ KT-XH tính An Giang đạt thắng lợi lớn, vượt cao so với chỉ tiêu Nghị quyết tỉnh đề ra:

5.l.l.l.Tăng trưởng kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 10,54% vượt so với chỉ tiêu NQ là 7,5%, đến năm 2003 tăng trưởng tiếp tục đạt 9,13% vượt so với chỉ tiêu 8,5%. Trong đó:

Từ thắng lợi tăng trưởng đó, đã nâng GDP bình quân đầu người của tỉnh từ 5,6 triệu đồng năm 2002 lên 6,2 triệu năm 2003.

Sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã đi vào tăng tốc và đảm bảo tăng trưởng đúng hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khu vực II và III dần tăng lên, trong khi khu vực

I đang giảm dần, nhưng giá trị của từng khu vực vẫn tăng lên không ngừng.

5.1.1.2.Cơ cấu GDP của tỉnh An Giang từ 1995 đến 2003

1.Khu vực I (Nông lâm và thủy sản) các ngành hàng chủ lực điều tăng cao, nhất

là hai ngành hàng chủ lực lúa và cá. Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 547.598 ha, tăng 30.388 ha (5,8%) so với năm trước, đây là năm có quy mô gieo trồng lớn nhất từ trước đến nay (hệ số sử dụng đất đạt 2,1 lần, tăng 0,11 lần so với 2002) trong đó lúa 503.856 ha, tăng 26,6 ngàn ha. Sản lượng lương thực quy hạt đạt 2,74 triệu tấn, tăng 109,5 ngàn tấn (4,15%), ương đó lúa 2,68 triệu tấn, tăng 92,5 ngàn tấn.sản lượng gia súc- gia cầm đạt gần 31 ngàn tấn thịt các loại, tăng 16,1% so với cùng kỳ... với kết quả trên ước giá trị ngành nông nghiệp tăng 2,64% so cùng kỳ.

Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, cùng với chương trình phát triển thguỷ sản của tỉnh và hiện nay hầu hết các hộ nuôi ao hầm điều áp dụng kỹ thuật nuôi công nghiệp (thu hoạch 4-5 tháng nuôi) nên đã nâng vòng quay nuôi lên 1,8 vòng/ năm, làm cho nhu cầu giống và sản lượng tăng lên.Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng ương năm ước đạt 136.825 tân tăng 22,6% so với 2002. Ước giá trị tăng thêm ngành thủy sản tăng 3,47% so với cùng kỳ.

2. Khu vực II (Công nghiệp - Xây dựng): sản xuất công nghiệp 2003 ổn định và

đạt mức tăng trưởng khá, ước giá trị sản xuất tăng 14,52% so với 2002. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua.Khu vực I tăng về lượng hai mặt hàng chủ lực là lúa với cá đã tạo điều kiện cho tăng hoạt động sản xuất ở khu vực II. Đặc biệt giá lúa vẫn ở mức cao làm tăng sức mua có khả năng thanh toán của đại bộ phận

nhân dân ở nông thôn, thị trường nội địa sôi động, kích thích sản xuất. Các mặt hàng giày da, may mặc, thêu rua, rau quả đông lạnh, ngày càng phát triển ổn định, đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ngày càng tăng, năm 2003 đạt 20 triệu USD và đã tạo được chỗ đứng trên thị trường quốc tế, thị phần ngày càng mở rộng (trên 20 nước).

3.Khu vực III (Dịch vụ): Hoạt động kinh doanh năm 2003 tiếp tục phát triển,

nổi bật là hoạt động xuất khẩu đạt 183 triệu USD, tăng với tốc độ nhanh (24,2%) so với cùng kỳ.Xuất khẩu gạo thuận lợi, nông dân có lợi nhuận, tác động tích cực đến sản xuất, mức lưu chuyển hàng hoa và dịch vụ tăng nhanh 15,6% so với cùng kỳ. Ngoài ra có các giá trị sản xuất hình thành chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt mức tăng trưởng khá cao như: quản ly nhà nước, an ninh quốc phòng (22,45%), giáo dục (18,45%), y tế (23,3%), văn hoa và thể thao (18,45).

Một yếu tố thúc đẩy kinh tế mạnh đó là vốn, ngân hàng và các tổ chức tín dụng ữên địa bàn đã tích cực đáp ứng vấn đề này, tăng cường cho vay kịp thời, giúp các khu vực kinh tế phát triển. Tổng doanh số cho vay năm 2003 ước đạt 9.800 tỷ, tăng 49,4% so với 2002, trong đó vay ngắn hạn 7.404 tỷ và vay trang và dài hạn 2.396 tỷ. Trong từng khu vực dư nợ đầu tư lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn tính đến đầu tháng li là 2404 tỷ, chương trình khuyến công giải ngân 1.091,3 tỷ tăng 96,25%, chương trình khuyến ngư giải ngân 353 tỷ tăng 28,2%, trong đó cá bè 157 tỷ và cá ao hầm 196 tỷ, cho vay chăn nuôi bò 132 tỷ. Ngoài ra thực hiện chương trình kích cầu tiêu dùng của chính phủ và để hỗ trợ đời sống cán bộ công nhân viên chức, ngân hàng đã cho vay với tổng dư nợ đến nay là 220 tỷ đồng cho 28.532 hộ.

5.1.2.Tình hình kinh tế tỉnh Kiên Giang năm 2003

Năm 2003 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm (2001- 2005) nền kinh tế tỉnh Kiên Giang tiếp tục tăng trưởng khá, hầu hết các ngành điều có mức tăng trưởng so với năm 2002, trong đó du lịch có dấu hiệu tăng tốc. Tuy nhiên trong năm cũng gặp không ít khó khăn, thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của mửa bão, dịch rem làm cho sản xuất nông nghiệp và một phần nuôi trồng thủy sản thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.Một bộ phận dân cư vì thế đời sống gặp khó khăn. Tuy vậy sự tăng trưởng của cả năm với mức trên 10% là một thành tựu đáng ghi nhận, tạo tiền đề cho việc thực hiện và vượt các chỉ tiêu đề ra đến năm 2005.

5.1.2.1.Về tăng trưởng

Ước tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2003 GDP= 8673 tỷ đồng (giá cố Định 1994), tăng 10,51% so với 2002, trong đó một số ngành tăng khá như: Thủy sản tăng 20,95%, công nghiệp tăng 16,59%, xây dựng 22,52%, thương nghiệp tăng 21,46%, vận tải tăng 16,77%, bưu điện tăng 23,05%. Với mức tăng trưởng trên so với mức tăng trưởng năm 2002 có mức chậm lại (năm 2002 tăng 14,04%) đồng thời thấp hơn mục tiêu HĐND đề ra là 12% trở lên. Nguyên nhân chủ yếu do giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp (chiếm tỷ trọng cao trong GDP của tỉnh) chỉ đạt 95,37% so với kếhoạch và giảm nhẹ 0,23% so với năm trước. Sở dĩ giảm là do sản xuất lúa gặp khó khăn, giảm 88,769 tấn và sản lượng một số cây công nghiệp, cây ăn quả điều giảm so với 2002. Do đó mặc dù các ngành khác có mức tăng trưởng khá nhưng tốc độ GDP của toàn tỉnh tăng chậm lại.

Nếu theo góc độ khu vực kinh tế thì năm 2003 cả 3 khu vực điều tăng, khu vực I tăng 3,88%, khu vực II tăng 17,64%, khu vực III tăng 21%. Như vậy tốc độ GDP bình quân 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm (2001-2005) đạt 10,65% so với mục tiêu của Đại hội tỉnh Đảng bộ đề ra tăng từ 9-10% thì rất khả quan, cụ thể tốc độ tăng GDP 3 năm như sau:

Trong 10,51% tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, khu vực I đóng góp 2,18%, khu vực II :4,36% và khu vực III là 3,97%. Nếu nghiên cứu 4 năm liền từ 2000-2003 cho thấy mức đóng góp của khu vực II tương đối cao và ổn định còn khu vực I và III không ổn định.

5.2.1.2.Về chuyển dịch cơ cấu:

Về chuyển dịch cơ câu kinh tế trong những năm qua có xu hướng tốt, giảm dần tỷ trọng khu vực I và tăng dần tỷ trọng khu vực II và III, nhưng do khu vực I vẫn chiếm tỷ trọng cao và vẫn còn cao trong những năm tới vì tiềm năng về nông lâm thủy hải sản còn lớn, do vậy mà cơ cấu không thay đổi một cách nhanh chóng.Sự chuyển dịch cơ câu kinh tế chưa đạt yêu cầu đề ra và để đạt kế hoạch 5 năm cần phải phấn đấu nhiều, cụ thể.

Với kết quả tăng trưởng kinh tế năm qua, GDP bình quân đầu người cũng tăng khá từ 5.026 ngàn đồng năm 2001 lên 6.039 ngàn năm 2002 và 6.595 ngàn đồng năm 2003(+9,2%). Nếu tính tỷ giá Dollar Mỹ (giá thực tế) thì bình quân năm 2001 là 339 USD lên 396 ƯSD năm 2002 và 426USD năm 2003 tăng 30 ƯSD so với 2002(+7,47).

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực vùng tứ giác long xuyên và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)