Những ưu điểm

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 76 - 79)

b) Vài nét về pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải ở Singapore

2.2.4.1 Những ưu điểm

Với những quy định pháp luật như đã trình bày ở trên, có thể nói pháp luật về giải quyết tranh chấp hàng hải đã tạo ra một hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động giải quyết tranh chấp hàng hải ở nước ta, góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động hàng hải đồng thời đã tác động tích cực đến sự phát triển của ngành hàng hải Việt Nam nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Cụ thể:

- Sự ghi nhận của pháp luật Việt Nam hiện nay về các phương thức giải quyết tranh chấp hàng hải như thương lượng, hoà giải, trọng tài và toà án đã tạo điều kiện cho các chủ thể có thể lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau, tạo ra một cơ chế giải quyết linh hoạt mềm dẻo trong việc giải quyết tranh chấp đồng thời phát huy quyền tự do định đoạt của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật hàng hải. Đặc biệt trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, với

76

những quy định giải quyết tranh chấp hàng hải đa dạng, linh hoạt như trên đã đem lại sự yên tâm, tin tưởng cho các chủ thể là người nước ngoài khi họ đầu tư vào Việt Nam, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

-Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004, Bộ luật Hàng hải 1990 và Pháp lệnh trọng tài Thương mại chứa đựng những nguyên tắc về tự do thoả thuận, thương lượng và hoà giải giữa các bên. Những nguyên tắc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bên có thể thoả thuận, lựa chọn phương thức giải quyết cũng như có thể lựa chọn luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp, thể hiện tính linh hoạt cao trong việc xác lập thủ tục tố tụng, góp phần rút ngắn thời gian giải quyết, hạn chế được sự tốn kém tiền bạc, công sức của các bên trong tranh chấp.

Đặc biệt quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam và Pháp lệnh Trọng tài thương mại về việc cho phép các bên có thể lựa chọn luật nước ngoài, lựa chọn toà án hay tổ chức trọng tài nước ngoài trong các tranh chấp có yếu tố nước ngoài để giải quyết tranh là những quy định hết sức tiến bộ, phù hợp với thông lệ và tập quán tố tụng hàng hải trên thế giới, đã phát huy được tối đa quyền tự do định đoạt của các bên.

- Một số quy định có liên quan đến giải quyết tranh chấp hàng hải trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam như cầm giữ tàu biển, lập Quỹ bồi thường dân sự…đã góp phần đảm bảo được lợi ích của các bên có quyền lợi bị xâm phạm, về cơ bản những quy định này cũng phù hợp với thông lệ hàng hải quốc tế, phù hợp với các Công ước quốc tế Hàng hải có liên quan

- Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 quy định thẩm quyền của Toà án trên cơ sở nhiều tiêu chí khác nhau như vụ việc, lãnh thổ, sự lựa chọn của nguyên đơn. Quy định trên đã khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn về thẩm quyền của Toà án trong việc xét xử, giúp cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, kịp thời hơn. Hơn nữa, quy định về trình tự, thủ tục giải quyết của Toà án hết sức chặt chẽ, rõ ràng, điều này giúp cho quá trình giải quyết vụ án tránh được những sai phạm về tố tụng, đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng cho các đương sự trong tố tụng.

77

Nguyên tắc xét xử công khai của Toà án còn có tác dụng giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của người dân và răn đe, cảnh báo những hành vi vi phạm pháp luật, duy trì trật tự kỷ cương trong quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật hàng hải nói riêng.

- Các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu tố tụng của Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật Hàng hải và pháp lệnh Trọng tài thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong tranh chấp có thời gian lựa chọn các phương thức giải quyết phù hợp. Họ có thể tiến hành thương lượng, hoà giải, nếu không hoà giải được, họ vẫn có thời gian khởi kiện ra Toà án hoặc Trọng tài để bảo vệ cho quyền lợi của mình. Hơn nữa, quy định này còn tạo điều kiện cho đương sự chuẩn bị một cách kỹ lưỡng các chứng cứ cũng như các phương tiện chứng minh khác để bảo vệ mình trước Toà án hay Trọng tài. Các quy định về nguyên tắc chứng minh trong Bộ luật Hàng hải và Bộ luật Tố tụng Dân sự đã tạo cơ sở pháp lý cho các bên trong tranh chấp hàng hải có thể tiến hành việc thu thập chứng cứ và các phương tiện chứng minh đúng pháp luật, giúp cho việc giải quyết vụ việc mới nhanh chóng, khách quan và chính xác

- Các quy định về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong P háp lệnh Trọng tài Thương mại cũng như trong Bộ luật tố tụng dân sự đã tạo sự đảm bảo chắc chắn cho quá trình xét xử của Toà án và Trọng tài, cho việc thi hành bản án của Toà án và phán quyết của Trọng tài đồng thời cũng bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các đương sự.

- Các quy định về tố tụng Trọng tài trong pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 thể hiện là những quy định rất linh hoạt, mềm dẻo, thời gian tố tụng ngắn hơn thời gian tố tụng của Toà án, việc xét xử của Trọng tài không công khai, quyết định của Trọng tài là chung thẩm. Những quy định này giúp cho việc giải quyết vụ tranh chấp được nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo được bí mật kinh doanh, thương mại của các bên, đồng thời không làm ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ đã và đang tồn tại giữa các đối tác. Đặc biệt quy định về sự hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động tố

78

tụng Trọng tài thông qua cơ quan thi hành án trong việc đảm bảo cho phán quyết của Trọng tài có hiệu lực thực sự đã tác động tích cực tới việc thi hành phán quyết của Trọng tài, các phán quyết của Trọng tài đã được đảm bảo thi hành bằng cưỡng chế Nhà nước và như vậy cũng tạo ra sự tin tưởng và yên tâm của các chủ thể khi lựa chọn phương thức giải quyết này.

Trên đây là những đặc điểm tích cực trong pháp luật Việt Nam về giải quyết

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 76 - 79)