Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải bằng Toà án

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 110 - 118)

c) Những bất cập trong Pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải bằng Toà án

3.2.2.3Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải bằng Toà án

án

Có thể nói Bộ luật Hàng hải và Bộ luật tố tụng Dân sự Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng trong giải quyết tranh chấp hàng hải bằng con đường Toà án, nó đã phát huy được những mặt tích cực trong phương thức giải quyết này, góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, duy trì trật tự ổn định xã hội, tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động giải quyết tranh chấp của Toà án. Tuy nhiên những hạn chế, bất cập trong pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải và trong bản thân hoạt động xét xử của Toà án như đã trình bày ở chương II, đã cản trở phần nào hiệu quả xét xử của Toà án, gây ra trở ngại khó khăn cho hoạt động xét xử của Toà. Chính vì thế, cần phải có những giải

110

pháp cụ thể, hữu hiệu để khắc phục những khuyết điểm trên, cụ thể là những giải pháp sau:

- Cần quy định thêm định nghĩa “tranh chấp hàng hải” trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam để làm cơ sở cho việc phân biệt các loại tranh chấp khác nhau, từ đó Toà án mới có thể áp dụng chính xác các quy định về nội dung và hình thức để giải quyết tranh chấp hàng hải.

- Thực tế, có những loại tranh chấp hàng hải mà Toà án không thể xác định được đó là loại tranh chấp gì, tranh chấp dân sự hay thương mại, từ vấn đề này dẫn đến xung đột thẩm quyền giữa các Toà chuyên trách. Do vậy, cần quy định rõ ràng, cụ thể thẩm quyền xét xử của Toà án đối với các tranh chấp hàng hải.

- Quy định về bắt giữ tàu tại Việt Nam đã được đề cập trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam nhưng đó mới chỉ là những quy định về nguyên tắc cho phép bắt giữ tàu tại Việt Nam và quy định về thẩm quyền được bắt giữ tàu của Toà án Việt Nam. Còn về trình tự, thủ tục bắt giữ tàu biển, các quy định cụ thể về các loại khiếu nại hàng hải, quy định về giải phóng tàu, điều kiện giải phóng tàu… chưa được pháp luật Việt Nam quy định. Những vấn đề này cần được điều chỉnh bởi một văn bản dưới luật mà cụ thể là Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh này đã được đưa vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 1998 của Quốc hội nhưng cho đến nay Pháp lệnh quan trọng này vẫn chưa được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Do đặc thù của hoạt động hàng hải có tính quốc tế nên để ban hành luật tố tụng bắt giữ tàu cần nghiên cứu các quy định quốc tế có liên quan đến bắt giữ tàu, cụ thể là Công ước quốc tế về bắt giữ tàu năm 1999 cho phù hợp với tình hình thực tế hàng hải quốc tế hiện nay.

Tuy nhiên, pháp luật tố tụng một số nước như luật tố tụng Hàng hải Trung Quốc không chỉ quy định bắt giữ tàu là biện pháp bảo đảm duy nhất mà còn quy định biện pháp bắt giữ đối với hàng hoá. Luật này cũng phân biệt rõ biện pháp bảo đảm khiếu nại hàng hải với biện pháp khẩn cấp tạm thời như lệnh cưỡng chế hải sự, biện pháp bảo toàn chứng cứ....Pháp luật Việt Nam cũng cần tham khảo quy định

111

này để xây dựng pháp luật tố tụng hàng hải của mình. Bởi trong thực tế, do phá p luật chúng ta chưa quy định một cách cụ thể, rõ ràng về các biện pháp bảo đảm hàng hải cũng như biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng trong giải quyết tranh chấp hàng hải nên dẫn đến việc áp dụng chưa chính xác các biện pháp này trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi hợp pháp của các bên trong tranh chấp.

- Cần có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục lập Quỹ giới hạn bồi thường cũng như vấn đề ký quỹ của chủ tàu. Về vấn đề này nên tham khảo Công ước 1976 về giới hạn trách nhiệm đối với các khiếu nại hàng hải và pháp luật tố tụng hàng hải một số nước.

- Các quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự 2004 về vấn đề thụ lý hay không thụ lý đơn kiện nếu trong hợp đồng các bên đã có sự thoả thuận về việc lựa chọn Toà án hoặc Trọng tài nước ngoài giải quyết vụ việc chưa rõ ràng, cụ thể. Do đó, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định về thẩm quyền nêu trên của Bộ luật Tố tụng dân sự.

“Yếu tố nước ngoài” trong tranh chấp hàng hải theo quy định của Bộ luật Hàng hải là quá hẹp so với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và thực tiễn tranh chấp hàng hải có yếu tố nước ngoài đang diễn ra ở Việt Nam và cũng không phù hợp với thực tiễn hàng hải quốc tế. Do vậy, Bộ luật Hàng hải Việt Nam cần bổ sung “yếu tố nước ngoài” cho phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003

- Cần quy định thống nhất về vấn đề áp dụng pháp luật, tập quán nước ngoài, điều kiện của việc áp dụng giữa các văn bản pháp luật Việt Nam, theo hướng chỉ áp dụng pháp luật nước ngoài nếu hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Bộ luật Hàng hải Việt Nam nên sửa đổi quy định trên theo phương án này.

- Về việc thành lập Toà án Hàng hải trong cơ cấu toà án có thẩm quyền chung. Hiện nay có hai quan điểm, quan điểm thứ nhất cho rằng không cần thiết phải lập

112

thêm Toà án Hàng hải vì như vậy rất tốn kém tiền của Nhà nước, không phù hợp với cải cách hành chính hiện nay, các tranh chấp hàng hải chỉ cần do Toà Kinh tế và Toà Dân sự giải quyết là đủ. Quan điểm thứ hai cho rằng cần phải xây dựng thêm Toà Hàng hải nhằm đáp ứng thực tiễn giải quyết tranh chấp hiện nay của Toà án.

Theo tác giả, quan điểm thứ hai hợp lý hơn. Sở dĩ như vậy là xuất phát từ tình trạng xung đột thẩm quyền giữa các Toà án trong giải quyết tranh chấp hàng hải và tính chất đặc thù của lĩnh vực hàng hải, chúng ta không nên để việc phân định thẩm quyền xét xử của Toà án như hiện nay, tức là Toà kinh tế giải quyết tranh chấp kinh tế hàng hải, Toà dân sự giải quyết tranh chấp dân sự hàng hải, hơn nữa có những tranh chấp hàng hải vẫn chưa xác định được toà án nào có thẩm quyền xét xử. Do vậy, việc thành lập thêm một Toà Hàng hải có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hàng hải thuộc toà án có thẩm quyền chung là hết sức cần thiết. Trong tòa Hàng hải nên quy tụ đội ngũ thẩm phán có kiến thức chuyên môn về pháp luật chung và pháp luật hàng hải, điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng xét xử tranh chấp hàng hải của toà án đồng thời làm giảm gánh nặng xét xử cho các Toà khác khi phải tập trung quá nhiều vào các loại án khác nhau.

Tuy nhiên, việc thành lập Toà Hàng hải trong hệ thống toà án chung cần căn cứ vào yếu tố lãnh thổ, vị trí địa lý, tình hình tranh chấp hàng hải đang diễn ra. Điều này có nghĩa là không phải tỉnh nào, thành phố nào cũng thành lập Toà Hàng hải, những tỉnh thành phố không có biển cũng như cảng biển không nhất thiết phải có Toà Hàng hải, mà chỉ những nơi có biển và cảng biển, thường xuyên có các hoạt động hàng hải và những tranh chấp hàng hải cũng thường xảy ra ở những nơi đó, hoặc những nơi tuy không có biển nhưng là trung tâm kinh tế, xã hội của vùng của đất nước như ở Hà Nội, việc thành lập một toà án chuyên trách về hàng hải ở những nơi này rất cần thiết, điều này giúp cho các thẩm phán có thể nắm bắt được nguyên nhân xảy ra tranh chấp thuận lợi dễ dàng hơn, họ cũng có điều kiện nâng cao kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực hàng hải.

113

- Pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ ràng về việc ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành so với các luật khác khi cùng quy định một vấn đề. Do đó, cần quy định cụ thể, rõ ràng về vấn đề ưu tiên áp dụng các quy phạm nội dung và hình thức của pháp luật hàng hải so với quy phạm chung của tố tụng dân sự hoặc tính ưu tiên của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia so với tố tụng hàng hải.

- Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, các quan hệ hàng hải ngày càng phát triển và vô cùng phức tạp và hệ quả của nó là các tranh chấp phát sinh cũng có tính chất phức tạp tương ứng. Hơn nữa, mỗi một tranh chấp đều có tính chất, đặc điểm, tình tiết riêng. Pháp luật tố tụng, theo quy luật chung thường thay đổi chậm hơn so với thực tiễn cuộc sống. Nhiều vấn đề mới phát sinh chưa được pháp luật tố tụng dự liệu và quy định. Do vậy, khi giải quyết các vấn đề này các thẩm phán thường lúng túng trong việc vận dụng pháp luật. Và trong trường hợp này án lệ đóng một vai trò quan trọng- một nguồn của luật tố tụng để áp dụng xét xử cho các trường hợp tương tự. Nguyên tắc án lệ có lịch sử lâu đời trong pháp luật của nước Anh và được tiếp thu tại Xigapore. Hiện nay, một số nước theo trường phái luật châu Âu lục địa cũng đã vận dụng tiếp thu nguyên tắc án lệ trong xét xử tại Toà án như Pháp, Đức.

Pháp luật của một số nước trên thế giới coi án lệ là nguồn luật chính trong việc xét xử các vụ án, điển hình là những nước theo trường phái pháp luật Common Law như pháp luật Anh Mỹ, các nước theo trường phái này đánh giá rất cao vai trò của án lệ. Khi giải quyết vụ án các toà án Mỹ thường dựa vào các án lệ đã được tập hợp hoá thành một tuyển tập các án lệ, những tuyển tập này được lưu hành như các văn bản pháp luật. Các cơ quan xét xử có thể vận dụng án lệ tương tự để giảm nhẹ những khó khăn phức tạp trong việc tra cứu. Có thể thấy một trường hợp điển hình trong việc áp dụng án lệ để giải quyết một vụ tranh chấp thương mại hàng hải giữa Công ty bảo hiểm Yangtse (Yangtse Insurance Association Ltd) với công ty Lukmangre. Theo hợp đồng gỗ được bán ra, trước khi có hợp đồng chuyên chở bằng đường biển, phải do bên bán lo bảo hiểm. Gỗ được chở tới cảng, nhưng do thời tiết xấu, đã bị tổn thất một số do một số bè bị thả trôi. Bên mua hàng kiện đòi

114

bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm đối với hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá đã ký kết. Toà án đã bác yêu cầu đó của bên mua, sau khi đã tham khảo một số vụ việc cùng loại xảy ra trước đó, phân biệt hai điều kiện giao hàng Ex-ship và CIF, để kết luận là mọi tổn thất đối với hàng hoá đã được chuyển cho bên mua

23

.

Án lệ được coi là nguồn chính hay nguồn hỗ trợ cho các nguồn chính khác? trong trường hợp nếu việc giải quyết tranh chấp không thể dựa vào các văn bản pháp luật hiện hành do thiếu quy định pháp luật điều chỉnh nội dung của quan hệ pháp luật làm phát sinh tranh chấp đó hoặc không có Điều ước quốc tế hay tập quán pháp điều chỉnh vấn đề đó, toà án hoặc trọng tài có thể dựa vào các phán quyết trước kia đã từng tuyên đối với vụ việc có nội dung, tính chất tương tự với vụ việc đang giải quyết không?

Từ kinh nghiệm áp dụng nguyên tắc án lệ trong hoạt động xét xử của Toà án tại một số nước cho thấy chúng ta cần nghiên cứu để trong điều kiện thích hợp có thể tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm này. Đối với lĩnh vực tố tụng hàng hải, việc áp dụng nguyên tắc án lệ có nhiều điểm tương đồng, thích hợp. Bởi lẽ tranh chấp hàng hải là tranh chấp có chứa nhiều yếu tố nước ngoài, liên quan đến luật pháp và tập quán hàng hải của nhiều nước, trong tranh chấp hàng hải các bên có quyền lựa chọn Toà án hoặc Trọng tài nước ngoài xét xử. Do vậy không loại trừ Toà án của một quốc gia nào đó (nhất là những nước theo trường phái thông luật) xét xử chủ yếu dựa trên cơ sở các án lệ là chính. Mặt khác, bản thân pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải ở nước ta hiện nay cũng chưa thật hoàn thiện, còn nhiều “lỗ hổng”, bất cập cần có sự hỗ trợ của các phương tiện khác, điều này lý giải tại sao án lệ có vai trò quan trọng như vậy trong việc giải quyết các tranh chấp. Nhiều công trình khoa học, hội thảo khoa học đã từng đề cập việc nghiên cứu áp dụng nguyên tắc án lệ, xây dựng các án lệ để áp dụng giải quyết tranh chấp. Chương trình xây dựng pháp luật Việt Nam từ nay đến năm 2010 do Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng theo chỉ

23

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường Toà án. Thạc sĩ: Nguyễn Vũ Hoàng. Nhà XB Thanh niên, trang 31. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

115

đạo của Chính phủ cũng đã đề ra mục tiêu nghiên cứu vai trò và khả năng áp dụng án lệ, tập quán, các quy định của các hiệp hội nghề nghiệp như một nguồn “luật tố tụng bổ sung”. Trên thực tế, các báo cáo tổng kết hàng năm của Toà án nhân dân tối cao được coi như một dạng “biến tướng‟”của án lệ. Trong khoa học pháp lý cũng đã xuất hiện nhiều công trình, cuốn sách tập hợp và bình luận các vụ án điển hình trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và hàng hải. Ví dụ như cuốn sách: “50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc” của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Tuy nhiên, việc không thừa nhận án lệ là nguồn của pháp luật Việt Nam trong khi thực tế đã áp dụng sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn làm suy giảm hiệu quả của việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hàng hải. Do vậy, chúng ta nên chính thức thừa nhận loại nguồn luật này để tăng thêm luận cứ chắc chắn cho việc áp dụng án lệ. Thêm vào đó, Toà án nhân dân tối cao nên tiến hành thu thập, biên soạn các tập án lệ, trước hết là các án lệ kinh tế, thương mại, hàng hải. Việc biên soạn, trình bày và hệ thống hoá nên tham khảo kinh nghiệm của các nước có nền luật pháp tiên tiến. Các tập án lệ được coi là một nguồn của pháp luật tố tụng hàng hải, cần thiết kế một cơ chế, quy trình hợp lý để lựa chọn, bình luận, thẩm định và phê duyệt các án lệ này. Nên tiếp thu những kinh nghiệm của Toà án nhân dân tối cao trong việc tổng kết, hướng dẫn các Toà án thống nhất áp dụng pháp luật trong những năm qua vào việc xây dựng án lệ.

- Cần tích cực tham gia các Điều ước quốc tế có liên quan đến quyền tài phán của Toà án trong giải quyết tranh chấp hàng hải như Công ước quốc tế về các quy tắc chung liên quan đến quyền tài phán dân sự trong các vụ đâm va, 1952; Công ước quốc tế về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến quyền tài phán dân sự, chọn luật, công nhận và thi hành các bản án trong các vụ đâm va năm 1977. Tham gia các công ước quốc tế này không những góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức Việt Nam mà còn nâng cao năng lực hiểu biết pháp luật quốc tế của đội ngũ thẩm phán nước ta. Đối với pháp luật nước ngoài, cần tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa của pháp luật các nước trên thế giới để áp dụng cho

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 110 - 118)