Nguyên tắc tôn trọng quyền tự do định đoạt của các bên tham gia tranh chấp

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 26 - 28)

gia tranh chấp

Các quan hệ hàng hải là những quan hệ được xác lập một cách tự nguyện, xuất phát từ ý chí và nguyện vọng của các bên mà không có bất cứ sự cưỡng ép, đe dọa nào trong quá trình xác lập, thực hiện. Nói cách khác, việc xác lập các quan hệ hàng hải hoàn toàn do các bên tự quyết định và được Nhà nước bảo đảm nếu không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Vì thế khi phát sinh tranh chấp, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nhưng ngược lại họ cũng có thể từ bỏ quyền lợi của mình đã bị xâm phạm cho dù đã có yêu cầu Nhà nước bảo vệ.

Nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt được thể hiện tại Điều 4, Điều 241, Điều 242, Bộ luật Hàng hải năm 1990. Theo đó, các bên được quyền tự do có những thoả thuận riêng trong hợp đồng nếu không bị Bộ luật hạn chế. Các bên có quyền quyết định trong việc lựa chọn các phương thức giải quyết vụ án, có

26

thể giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc bằng toà án hay trọng tài. Trong quan hệ hàng hải có yếu tố nước ngoài, có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân là nước ngoài, các bên có quyền lựa chọn luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải để điều chỉnh hợp đồng, hoặc các bên có quyền lựa chọn trọng tài, toà án ở một nước khác để giải quyết tranh chấp. Như vậy, có thể nói so với các pháp luật tố tụng khác, nguyên tắc tôn trọng quyền tự do định đoạt của các đương sự theo pháp luật hàng hải đã mở ra một hành lang thông thoáng, cởi mở hơn rất nhiều, cho phép các đương sự khi tranh chấp xẩy ra không những được lựa chọn các thiết chế tài phán của Việt Nam mà còn được lựa chọn toà án hoặc trọng tài của nước khác để giải quyết tranh chấp. Dự thảo Bộ luật Hàng hải Việt Nam sửa đổi cũng đưa ra nguyên tắc giải quyết tranh chấp hàng hải với tinh thần như trên.

Nguyên tắc quyền tự do định đoạt của các bên được thể hiện rất rõ trong các giai đoạn tố tụng của thủ tục giải quyết bằng Toà án. Khi tranh chấp hàng hải được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự tại toà án, nguyên tắc này thể hiện đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện hay không khởi kiện trước toà án tức là toà án chỉ thụ lý vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, yêu cầu của đương sự. Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong suốt các giai đoạn của quá trình tố tụng, từ giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm đến cả các giai đoạn của quá trình thi hành án: các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Ngay trong thủ tục hoà giải toà án cũng phải tôn trọng sự thoả thuận của các đương sự.

Trong trường hợp tranh chấp hàng hải được giải quyết bằng con đường trọng tài, trọng tài cũng chỉ giải quyết nếu các bên có thoả thuận trọng tài trước hoặc sau khi xẩy ra tranh chấp. Trong phương thức này, quyền tự do định đoạt của đương sự còn thể hiện: các đương sự có quyền lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, có thể lựa chọn Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, có quyền lựa chọn địa điểm giải quyết, quy tắc xét xử...

27

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 26 - 28)