Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải theo thủ tục trọng tài.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 59 - 64)

b) Vài nét về pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải ở Singapore

2.2.2 Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải theo thủ tục trọng tài.

tục trọng tài.

Như trên đã đề cập, phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài với những ưu điểm vượt trội của nó đã phát huy được tác dụng tích cực trong việc giải quyết các tranh chấp, do vậy mà nó được sử dụng phổ biến trên thế giới. Vì thế mà không phải ngẫu nhiên, Điều 241, Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 1990 cho phép các bên quyền được lựa chọn Trọng tài nhằm giải quyết vụ tranh chấp ngoài việc lựa chọn các phương thức giải quyết khác như thương lượng, hoà giải và Toà án. Các tranh chấp hàng hải hiện nay bao gồm cả tranh chấp trong nước và tranh chấp có yếu tố nước ngoài do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và các tổ chức Trọng tài phi Chính phủ khác giải quyết trên cơ sở pháp lý là Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003, các văn bản hướng dẫn pháp lệnh và các quy tắc tố tụng riêng của các tổ chức Trọng tài.

Pháp lệnh Trọng tài Thương mại với 8 chương gồm 63 điều khoản, quy định đầy đủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài trong quá trình giải quyết các tranh chấp. Pháp lệnh Trọng tài Thương mại có hiệu lực ngày 01/01/2003, đây được coi là một bước tiến mới của pháp luật về trọng tài theo hướng hội nhập. Pháp lệnh đã tạo ra một môi trường tốt cho các trung tâm trọng tài phát triển, góp phần giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thươ ng mại trong đó có liên quan đến lĩnh vực hàng hải, bảo đảm quyền tự do kinh doanh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên.

59

Trước tiên, pháp lệnh đã đơn giản hoá điều kiện và thủ tục, tạo thuận lợi cho những người muốn trở thành trọng tài viên. Chỉ cần có bằng đại học (không nhất thiết phải là ngành luật) và năm năm công tác trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó là có thể trở thành trọng tài viên. Với quy định này, những người đang công tác trong lĩnh vực hàng hải có thể nhanh chóng trở thành trọng tài viên mà không gặp nhiều cản trở nếu họ có đủ điều kiện theo quy định của Pháp lệnh.

Pháp lệnh cũng đã mở rộng thẩm quyền cho Trọng tài thương mại. Trước đây, Trọng tài chỉ tham gia giải quyết các trường hợp tranh chấp hợp đồng kinh tế, tranh chấp trong nội bộ công ty, tranh chấp trái phiếu. Theo pháp lệnh Trọng tài Thương mại, gần như được quyền giải quyết bất cứ tranh chấp nào trong hoạt động thương mại. Theo đó, Trọng tài có thẩm quyền giải các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại gồm tranh chấp về mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối, đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác (khoản 1, khoản 3- Điều 2, Pháp lệnh). Việc mở rộng thẩm quyền trên của Trọng tài phù hợp với luật Mẫu về Trọng tài Thương mại quốc tế được Uỷ ban Thương mại Liên hợp quốc (UNCITRAL) thông qua ngày 21/06/1985, hiện áp dụng phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát triển, nhất là phù hợp với Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ vừa được phê chuẩn.

So sánh thẩm quyền giải quyết tranh chấp của các trung tâm Trọng tài ở nước ta với các Trọng tài các nước trên thế giới cho thấy: thẩm quyền giải quyết của Trọng tài Việt Nam chủ yếu liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, thương mại giữa các bên tranh chấp là những người hoạt động thương mại. Trong khi đó, phạm vi thẩm quyền trọng tài ở một số nước là rất rộng. Trọng tài được sử dụng để giải quyết tranh chấp không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại mà cả trong lĩnh vực dân sự (loại trừ một số tranh chấp cụ thể không được phép sử dụng Trọng tài).

60

Một điểm mới khác, việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài ad-hoc (vụ việc, một hình thức trọng tài đã tồn tại lâu trên thế giới) cũng đã được ghi nhận trong Pháp lệnh này bên cạnh hình thức trọng tài thường trực từng tồn tại từ trước.

Khác với các văn bản pháp luật Trọng tài đã hết hiệu lực như Nghị định 116/NĐ- CP, Quyết định 204/TTg-CP, pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định thêm về các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài đồng thời pháp lệnh cho phép cá nhân, pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có quyền thoả thuận lựa chọn quy tắc tố tụng, luật và trọng tài nước ngoài. Điều này cũng phù hợp với khoản 2, điều 4 và điều 242, Bộ luật Hàng hải 1990. Nhằm ràng buộc sự lựa chọn của các bên tranh chấp, Pháp lệnh quy định các bên phải lập thoả thuận Trọng tài trước và sau khi phát sinh tranh chấp, đây là một văn bản thoả thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại,.là cơ sở pháp lý làm phát sinh thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài. Thoả thuận này có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thoả thuận riêng. Một đặc điểm cũng hết sức quan trọng là các phán quyết của Trọng tài đã được công nhận có hiệu lực như một bản án (trước đây các phán quyết dựa trên tinh thần tự nguyện của các bên là chủ yếu không mang tính bắt buộc thi hành nên phán quyết của Trọng tài nhiều khi không có tính khả thi). Pháp lệnh quy định sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu huỷ theo quy định của Pháp lệnh, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định của Trọng tài. Quyết định Trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành trừ trường hợp Toà án huỷ quyết định Trọng tài 12

.

Nếu trước kia hoạt động tố tụng của Trọng tài không có sự can thiệp của Nhà nước. Hiện nay, Pháp lệnh Trọng tài đã ghi nhận sự can thiệp, hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động xét xử của Trọng tài thông qua sự giám sát, hỗ trợ của Toà án.

12

61

Toà án có trách nhiệm giúp các bên tranh chấp lựa chọn Trọng tài viên, ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, cũng như có thể huỷ các quyết định của Trọng tài theo yêu cầu của các bên trên nguyên tắc tránh sự xét xử tuỳ tiện của Trọng tài 13. Cơ chế hỗ trợ, giám sát sát của Toà án cũng được cụ thể hoá trong Nghị quyết 05/2003/NQ – HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003.

Cũng giống như Toà án, Trọng tài cũng có những quy định tố tụng riêng. Tố tụng trọng tài được hiểu là tổng hợp các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài, các quy định này sẽ được áp dụng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp kể từ khi các bên tranh chấp gửi đơn kiện tới trung tâm Trọng tài và kết thúc bằng một phán quyết của trọng tài có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, khác với các quy định tố tụng của Toà án, tố tụng trọng tài không chỉ bao gồm các quy định chung của pháp luật mà còn bao gồm các quy định tố tụng do các trung tâm trọng tài đưa ra và các quy tắc tố tụng do các bên tranh chấp tự thoả thuận (đối với trọng tài vụ việc). Ví dụ như: Bản Quy tắc tố tụng Trọng tài có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004, được áp đụng để giải quyết các vụ tranh chấp thương mại trong nước và các vụ tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài. Bản quy tắc này gồm 36 điều khoản quy định rất chi tiết về thẩm quyền, thủ tục, trình tự xét xử của trọng tài như số lượng Trọng tài, thành lập Hội đồng Trọng tài, về đơn kiện, về địa điểm tiến hành Trọng tài, hoà giải trong tố tụng trọng tài, quyết định Trọng tài, các biệp pháp khẩn cấp tạm thời, hiệu lực của quyết định Trọng tài, phí trọng tài…

Một đặc điểm quan trọng nữa cần được đề cập đến là Pháp lệnh Trọng tài thương mại cũng như bản quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam đã đưa ra các nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp và các căn cứ pháp lý để giải quyết vụ tranh chấp. Theo đó, đối với vụ tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài giải quyết nội dung vụ tranh chấp căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng và pháp luật Việt Nam. Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hợp đồng Trọng tài giải quyết nội dung vụ tranh chấp căn cứ

13

62

vào các điều khoản của hợp đồng, vào luật áp dụng do các bên chọn, vào các điều ước quốc tế có liên quan và có tính đến các tập quán thương mại quốc tế. Trong trường hợp các bên không chọn hoặc không thống nhất được việc chọn luật áp dụng thì Hội đồng Trọng tài quyết định chọn luật áp dụng mà Hội đồng cho là phù hợp (điều 19, Quy tắc tố tụng Trọng tài, Điều 7, pháp lệnh Trọng tài). Quy định này đã khắc phục được hạn chế trước kia khi trong một số hợp đồng thương mại hàng hải do các bên chỉ thoả thuận lựa chọn cơ quan tài phán để giải quyết mà không thoả thuận lựa chọn luật áp dụng là luật nào nên khi tranh chấp xảy ra cơ quan tài phán không biết dựa trên cơ sở luật áp dụng nào để giải quyết.

Hiện nay, hoạt động xét xử của Trọng tài không chỉ tuân thủ các quy định trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 và các văn bản hướng dẫn khác mà còn tuân thủ các quy định có liên quan đến lĩnh vực giải quyết tranh chấp hàng hải trong Bộ luật Hàng hải 1990 hoặc các quy định có liên quan khác trong các văn bản pháp luật về nội dung, chẳng hạn như quy định về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp hàng hải trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định thời hiệu khởi kiện ra Trọng tài là hai năm kể từ ngày xẩy ra tranh chấp trừ trường hợp bất khả kháng; tuy nhiên, đối với vụ tranh chấp mà pháp luật có quy định thời hiệu khởi kiện thì thực hiện theo quy định đó của pháp l uật. Như vậy, với quy định về thời hiệu khởi kiện trên, pháp lệnh đã tính đến thời hiệu khởi kiện được quy định bởi các văn bản pháp luật khác nhằm tránh sự mâu thuẫn giữa các văn bản khi cùng quy định một vấn đề.

Tóm lại, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 và những văn bản hướng dẫn khác chứa đựng những quy định hết sức tiến bộ, đã khắc phục được nhưng bất cập, hạn chế của các quy định trọng tài trước kia, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên, tạo được sự yên tâm, tin tưởng cho các đối tác khi quyết định lựa chọn phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp không những thế nó đã đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của xu hướng hội nhập quốc tế đang diễn ra ở Việt Nam

63

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 59 - 64)