Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hàng hả

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 102 - 107)

c) Những bất cập trong Pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải bằng Toà án

3.2.1 Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hàng hả

như nâng cao trình độ xét xử của những người “cầm cân, nảy mực”

3.2 Phƣơng hƣớng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hàng hải Việt Nam về giải quyết tranh chấp hàng hải

3.2.1 Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hàng hải tranh chấp hàng hải

Việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hàng hải phải phù hợp và gắn liền với quá trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo chung: “Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành phù hợp với yêu cầu thực hiện chiến lược kinh tế- xã hội và yêu cầu hội nhập kinh tế” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX). Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải cần quán triệt các quan điểm sau:

- Thể chế hoá kịp thời, đầy đủ đường lối và chính sách của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Gắn liền và đồng bộ với quá trình cải cách tư pháp trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị, xã hội.

- Phát triển hệ thống pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn ở nước ta đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế. Hệ thống pháp luật Việt Nam phải thể hiện được bản sắc của nền văn hoá Việt Nam, hài hoà tính truyền thống, hiện đại và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa22

.

22

Ban chỉ đạo liên nghành hoạt động đánh giá nhu cầu phát triển toàn diện hệ thống pháp luật Việt Nam (2002). Báo cáo tổng thể về đánh giá nhu cầu phát triển toàn diện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010.

102

- Bảo đảm tối đa quyền tự do định đoạt của các cá nhân, tổ chức trong việc giải quyết tranh chấp hàng hải.

- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải vừa phải bảo đảm khắc phục, tháo gỡ những vướng mắc bất cập trước mắt, vừa hướng tới sự phát triển lâu dài theo chiến lược phát triển kinh tế- xã hội mà Đảng đã đề ra, bảo đảm sự phù hợp với các điều kiện về tổ chức, vật chất, trình độ dân trí, năng lực đội ngũ Thẩm phán, Trọng tài viên để pháp luật được thực thi nhanh chóng và hiệu quả trong cuộc sống.

Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo chung nêu trên, pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải cần được hoàn thiện theo một số phương hướng cụ thể sau:

Một là, hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hàng hải phải trên cơ sở quán triệt các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giải quyết tranh chấp hàng hải. Các quan điểm , chủ trương của Đảng là những nguyên tắc chỉ đạo, có tính xuyên suốt. Đảm bảo nguyên tắc này tức là đảm bảo sự thống nhất giữa chủ trương, đường lối của Đảng với pháp luật của Nhà nước, không bị lệch hướng phát triển của đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Hai là, hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm các nguyên tắc và quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi hình thành đồng bộ và các hình thức giải quyết tranh chấp hàng hải như: thương lượng, hoà gi ải, ADR, Trọng tài và Toà án. Chúng ta phải xây dựng các khuôn khổ pháp lý cho việc sử dụng các hình thức giải quyết tranh chấp hàng hải được thuận tiện, đạt hiệu quả cao. Mỗi hình thức giải quyết tranh chấp đều có những ưu điểm đáp ứng các yêu cầu nhất định của các bên tranh chấp cũng như những khiếm khuyết của chúng. Nhiệm vụ của các nhà lập pháp là phải tạo cho chúng có một cơ chế phối hợp để phát huy các thế mạnh, ưu điểm của nhau, hạn chế những khuyết điểm.

103

Sự hiện diện của các phương thức giải quyết tranh chấp hàng hải khác nhau không những bảo đảm quyền tự do lựa chọn của các bên tranh chấp mà còn tạo tiền đề quan trọng cho sự cạnh tranh, thi đua giữa các phương thức, tổ chức giải quyết tranh chấp hàng hải . Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cạnh tranh và hợp tác để phát triển là môi trường hoạt động của các quan hệ hàng hải, là động lực thúc đẩy sự tự hoàn thiện, vươn lên của các thiết chế giải quyết tranh chấp hàng hải.

Việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các hình thức giải quyết tranh chấp hàng hải ở nước ta cũng là bảo đảm quá trình xã hội hoá một số hoạt động Nhà nước trong lĩnh vực giải quyết các tranh chấp, giảm thiểu sự quá tải công việc của Toà án và các cơ quan nhà nước khác. Theo tinh thần của Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02-01-2002 đã chỉ rõ: “xây dựng cơ chế để nâng cao hiệu quả của các hình thức giải quyết tranh chấp như hoà giải, trọng tài, nhằm góp phần xử lý đúng và nhanh chóng những mâu thuẫn, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân và giảm nhẹ công việc cho Toà án và cơ quan nhà nước khác. Nghiên cứu việc xã hội hoá một số hoạt động bổ trợ tư pháp”. Xu hướng đổi mới hiện nay cho thấy các tranh chấp hàng hải ngày càng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau đặc biệt các tranh chấp hàng hải có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng và phức tạp. Xét về bản chất, đây là những tranh chấp thuộc quyền tự do thoả thuận, định đoạt của các bên liên quan. Nhà nước chỉ can thiệp chừng nào các bên có yêu cầu. Do vậy, vấn đề xã hội hoá hoạt động giải quyết tranh chấp hàng hải cũng như việc xây dựng một cơ sở pháp lý vững chắc cho chúng là hoàn toàn có cơ sở lý luận và thực tiễn.

Ba là, chủ động tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hàng hải trên thế giới, vận dụng linh hoạt các Điều ước quốc tế, tập quán hàng hải quốc tế và pháp luật nước ngoài để hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải ở nước ta, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế thế giới của ngành hàng hải, trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa.

104

Một trong những bước đi đầu tiên của quá trình chủ động hội nhập kinh tế thế giới là tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong lĩnh vực hàng hải của những nước có ngành hàng hải phát triển. Tham gia hợp tác quốc tế đòi hỏi chúng ta phải thừa nhận và chấp nhận những quy tắc, thông lệ hàng hải quốc tế. Ngoài ra, để đảm bảo thực hiện các cam kết trong các Điều ước quốc tế mà Nhà nước ta đã tham gia ký kết, đòi hỏi chúng ta phải chuyển hoá các quy định từ các Điều ước quốc tế vào các văn bản pháp luật trong nước, phù hợp với yêu cầu, điều kiện mới của sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, “hội nhập quốc tế quyết không thể hoà tan, tự đánh mất mình…mà càng đòi hỏi gắt gao hơn ở việc giữ vững, phát huy chủ quyền quốc gia, nền độc lập dân tộc”. Chính vì vậy, như tinh thần của Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị đã định hướng rõ: Nghiên cứu tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về giải quyết tranh chấp trên cơ sở bảo đảm độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia. Trong hoạt động giải quyết các tranh chấp hàng hải, điều này thể hiện ở một số lĩnh vực sau:

- Tiếp thu, vận dụng các nguyên tắc của “Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế” của UNCITRAL, các luật Trọng tài ở một số nước có lịch sử trọng tài lâu đời cũng như ở một số nước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Tham khảo các nguyên tắc, quy chế hoạt động, quy tắc hoà giải, thương lượng, quy tắc tố tụng Trọng tài của một số trung tâm Trọng tài nổi tiếng trên thế giới như Toà án Trọng tài ICC, Toà Trọng tài Hàng hải Luân Đôn, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông(HKIAC),v.v…

- Nghiên cứu, tiếp thu các Công ước quốc tế có liên quan đến giải quyết tranh chấp hàng hải như Công ước quốc tế về các quy tắc chung liên quan đến quyền tài phán dân sự trong các vụ đâm va 1952 của Uỷ ban Hàng hải Quốc tế, Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển năm 1999, v.v…

- Nghiên cứu, tiếp thu pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải của một số nước có ngành hàng hải phát triển trên thế giới như Xigapore, Trung Quốc, Anh v.v…Đồng thời nghiên cứu, tiếp thu mô hình tổ chức các thiết chế giải quyết tranh

105

chấp hàng hải ở một số nước như Toà án Hàng hải Trung Quốc, Toà Hàng hải Anh,v.v…

- Nghiên cứu, tiếp thu cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN,v.v…

Tuy nhiên, việc vận dụng các quy định của các Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và luật nước ngoài phải phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, xu thế phát triển của luật hàng hải và phù hợp với thực tiễn hoạt động hàng hải ở nước ta. Đây là một nguyên tắc hết sức cơ bản, quán triệt nguyên tắc này không những đảm bảo được lợi ích hợp pháp của các bên mà còn đảm bảo được lợi ích xã hội, trật tự công cộng của quốc gia.

Bốn là, hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải phải đảm bảo tính thống nhất, phù hợp giữa pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải với Hiến pháp và các văn bản pháp luật hiện hành khác. Pháp luật về giải quyết tranh chấp hàng hải nằm trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, do vậy sự phát triển của pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải không thể đứng ngoài sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam. Bên cạnh các quy định mang tính đặc thù của hàng hải, các quy định trong pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải phải phù hợp với các nguyên tắc chung của Hiến pháp và những quy định, nguyên tắc chung về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp mà các văn bản pháp luật tố tụng khác đã nêu ra như Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp được chính xác, kịp thời và hiệu quả.

Năm là, hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải cần đảm bảo tính kế thừa các quy định tiến bộ của các văn bản pháp luật khác về giải quyết tranh chấp, bãi bỏ các quy định không còn phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam. Đây là một quan điểm hết sức biện chứng, kế thừa những ưu điểm tiến bộ, những mặt tích cực trong các văn bản pháp luật, loại bỏ những khuyết điểm, lạc hậu, không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất

106

nước của các quy định pháp luật khác sẽ tạo ra một động lực tích cực đẩy nhanh quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải nói riêng.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 102 - 107)