Hoà giải qua trung gian (hay hoà giải ngoài tố tụng)

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 31 - 33)

Xuất phát từ truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của người Việt Nam đã có từ ngàn xưa, có thể nói hoà giải luôn là một biện pháp hữu hiệu được người dân Việt Nam rất ưa chuộng trong việc giải quyết các mâu thuẫn

31

phát sinh trong cuộc sống hàng ngày, trong sinh hoạt cũng như trong buôn bán, kinh doanh, ngay cả khi những mâu thuẫn đó trở nên rất phức tạp khó có thể giải quyết nổi, thì người ta vẫn cứ cố gắng thỏa hiệp, nhân nhượng để hàn gắn mối quan hệ đang có nguy cơ đổ vỡ giữa họ. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, biện pháp hoà giải đã có những thay đổi nhất định với những hình thức hoà giải phong phú hơn. Không chỉ có sự tham gia của cá nhân với vai trò là người hoà giải mà còn có sự tham gia của các tổ chức hoà giải. Và quan trọng là biện pháp hoà giải đã được thế chế hoá thành một chế định, một nguyên tắc của pháp luật tố tụng.

Hoà giải là một phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trung gian, trong đó các bên tranh chấp thoả thuận với nhau để thống nhất lựa chọn giải pháp chấm dứt tranh chấp dưới sự hỗ trợ của người thứ ba đóng vai trò là người trung gian còn gọi là hoà giải viên. Có hai hình thức hoà giải là hoà giải ngoài thủ tục tố tụng ( qua trung gian hoà giải là hoà giải viên) và hoà giải trong thủ tục tố tụng.

Hoà giải không bắt buộc, các bên có thể bỏ qua bước hoà giải và đưa ngay tranh chấp ra tòa án hay trọng tài giải quyết. Nhưng nế u trong hợp đồng có quy định tranh chấp trước hết được giải quyết bằng thương lượng , hoà giải thì hoà giải trở thành bắt buộc.

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải có những ưu điểm, hạn chế sau:

Phương thức hoà giải giúp cho các bên tranh chấp duy trì được các quan hệ làm ăn giữa họ đồng thời giữ được uy tín và tín nhiệm của các bạn hàng, khách hàng. Kết quả hoà giải thành không đồng nghĩa với sự thắng thua, không dẫn đến tình trạng đối đầu, cay cú như kết cục các vụ kiện tụng tại toà án. Với hình thức hoà giải, các bên có thể tập trung sự chú ý, quan tâm vào các vấn đề cốt lõi, gay cấn về nội dung các tranh chấp kinh tế, hạn chế tối đa sự hao phí thời gian, vật chất vào các vấn đề mang tính hình thức. Đây là hình thức giải quyết tiết kiệm được tiền bạc và ít tốn kém thời gian. Hình thức hoà giải giúp các bên có cơ hội tham gia trực

32

tiếp và kiểm soát, định hướng quá trình đàm phán trực tiếp và chủ động hướng tới một kết quả thoả mãn lợi ích của các bên. Tuy vậy, phương pháp này vẫn có hạn chế là không có cơ chế thi hành cho các thoả thuận mà các bên đạt được thông qua hoà giải, bên vi phạm có thể lợi dụng điều đó để trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ.

Hiện nay, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, phương thức trung gian hoà giải được áp dụng rộng rãi trong việc giải quyết tranh chấp thương mại. Nhiều tổ chức quốc tế cũng đề cao phương thức hoà giải để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Các điều ước quốc tế về thương mại cũng luôn coi thương lượng, hoà giải là biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất để loại trừ các mâu thuẫn, bất đồng.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)