Giải quyết tranh chấp hàng hải theo quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 70 - 76)

b) Vài nét về pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải ở Singapore

2.2.3.2 Giải quyết tranh chấp hàng hải theo quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự

tụng Dân sự 2004

Trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 được ban hành, trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp hàng hải được áp dụng bởi các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989; Pháp lệnh giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996; Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài năm 1993. Các pháp lệnh này đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh, tạo ra sự ổn định cho các quan hệ xã hội, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trước sự phát triển toàn diện của đất nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực, các pháp lệnh này đã bộc lộ nhiều hạn chế, nhược điểm cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn khách quan đang diễn ra của đất nước.

Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Bộ luật tố tụng Dân sự đã được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ năm, pháp điển hoá các quy định của pháp lệnh hiện hành; bổ sung những thiếu sót về nguyên tắc và cơ chế giải quyết trong tố tụng dân sự, kinh tế, lao động; khắc phục sự tản mạn, trùng lắp, thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật; đồng thời, thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị “về một số

70

nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/ QH 10 ngày 25/12/2001) về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bộ luật tố tụng dân sự 2004 gồm 9 phần với 36 chương và 418 điều, quy định về những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện yêu cầu giải quyết các vụ án dân sự, các việc dân sự (bao gồm các vụ, việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động); trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc tại Toà án; thi hành án dân sự; quy định về người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cũng như quyền và nghĩa vụ của những người này; về thủ tục giải quyết một số loại việc dân sự có tính chất đặc thù; việc xử lý đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng và khiếu nại, tố cáo; thủ tục giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự. Cụ thể như sau:

- Bộ luật Tố tụng dân sự quy định các nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc về quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự (Điều 5); nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Điều 6); nguyên tắc hoà giải (Điều 10); nguyên tắc kiểm soát việc tuân theo pháp luật (điều 21). Những nguyên tắc là những quy định mang tính khái quát, những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong cả Bộ luật, làm nền tảng cho sự cụ thể hoá của các nội dung khác của bộ luật.

- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hàng hải của Toà án: Bộ luật tố tụng dân sự không có quy định riêng về thẩm quyền của toà án đối với các tranh chấp hàng hải. Để xác định thẩm quyền nói chung của Toà án, Bộ luật đưa ra nhiều tiêu chí khác nhau như căn cứ theo tiêu chí vụ việc, lãnh thổ hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn, của người yêu cầu. Nghiên cứu các quy định về thẩm quyền của toà án trong Bộ luật tố tụng cho thấy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hàng hải được xác định trên cơ sở thẩm quyền giải quyết của toà án đối với các tranh chấp

71

dân sự, kinh tế, thương mại, lao động (còn gọi là thẩm quyền theo vụ việc). Theo đó, Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hàng hải nếu các tranh chấp đó thuộc loại tranh chấp dân sự hay tranh chấp kinh tế, thương mại hoặc tranh chấp lao động được quy định tại các điều 25, 29, 30, 31,32. Ví dụ như tranh chấp về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển hoặc tranh chấp về bảo hiểm hàng hải thuộc loại tranh chấp thương mại, kinh tế quy định tại điều 29 Bộ luật sẽ thuộc quyề n xét xử của toà án.

Thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết tranh chấp hàng hải còn được xác định theo yếu tố đơn vị hành chính. Có nghĩa là, Toà án nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) hoặc toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với tranh chấp hàng hải nếu các tranh chấp này thuộc các tranh chấp dân sự, kinh tế, thương mại và lao động được quy định tại các điều trên16.

Khác với pháp luật tố tụng của một số nước trên thế giới, ở các nước này có Toà án hàng hải riêng chuyên xét xử các tranh chấp hàng hải như Trung Quốc, hoặc ở một số nước, Toà hàng hải nằm trong Toà án tối cao như ở Anh. Ở Việt Nam không thành lập Toà hàng hải độc lập như các Toà chuyên trách khác. Theo quy định của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, ở Toà án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân cấp tỉnh thành lập các toà chuyên trách để giải quyết vụ việc theo tính chất, theo loại vụ việc như hành chính, hình sự, dân sự hay kinh tế,… Toà án cấp huyện không thành lập các toà chuyên trách như trên nhưng thường có các thẩm phán chuyên trách trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, kinh tế…Do vậy, các tranh chấp hàng hải thường được xét xử bởi các Toà Dân sự hay Kinh tế tuỳ thuộc vào tính chất của tranh chấp đó là dân sự hoặc kinh tế.

Qua nghiên cứu các quy định về thẩm quyền theo vụ việc của Toà án trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, cho thấy các tranh chấp hàng hải chủ yếu do Toà án cấp tỉnh giải quyết, chẳng hạn như tranh chấp về vận chuyển hàng hoá bằng đường

16

72

biển, hay tranh chấp về bảo hiểm hàng hải hoặc những tranh chấp hàng hải có yếu tố nước ngoài, những tranh chấp này không thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện. Một số tranh chấp hàng hải cũng thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện nhưng những tranh chấp này chủ yếu liên quan đến dân sự như tranh chấp về bồi thường thiệt hại đối với thuyền viên hoặc hành khách khi vụ việc xảy ra trong quá trình hành trình trên biển của tàu.

Việc xác định thẩm quyền theo vụ việc là căn cứ chung nhất để phân định thẩm quyền giữa các cấp toà án. Tuy nhiên, với căn cứ này thì chúng ta chưa thể xác định được Toà án cấp huyện hay Toà án cấp tỉnh cụ thể nào có thẩm quyền giải quyết đối với vụ việc phát sinh. Để xác định được Toà án cụ thể nào có thể có thẩm quyền giải quyết, Bộ luật tố tụng dân sự quy định cụ thể thẩm quyền giải quyết đối với vụ việc dân sự của Toà án theo yếu tố lãnh thổ.

Trên thực tế, nếu chỉ xác định thẩm quyền của Toà án theo vụ việc và lãnh thổ thì sẽ phát sinh những vụ việc có nhiều Toà án cùng có thẩm quyền giải quyết hoặc có trường hợp không thể xác định được Toà án có thẩm quyền giải quyết. Vì thế, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, người yêu cầu cũng như tôn trọng quyền tự do định đoạt của các đương sự, Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự quy định có thể xác định thẩm quyền giải quyết của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu.

Trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp, để xác định chính xác thẩm quyền giải quyết tranh chấp hàng hải, Toà án cần kết hợp tất cả các tiêu chí về thẩm quyền nêu trên bởi các tiêu chí này có mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau, việc xác định thẩm quyền của Toà án theo tiêu chí này không thể tách rời tiêu chí kia. Có như vậy mới đảm bảo cho việc xét xử của toà án là đúng thẩm quyền, không bị chồng chéo, mâu thuẫn hay lấn sân sang thẩm quyền của các toà án khác. -Về khởi kiện, thụ lý vụ án: thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp dân sự, kinh tế, thương mại và lao động…được quy định tại điều 159, khoản 3 Bộ luật. Theo đó, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự (nói chung)

73

là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm; thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu. Tuy nhiên, cũng theo tinh thần tại điều luật này thì nếu văn bản pháp luật khác có quy định về thời hiệu khởi kiện khác với quy định trên thì sẽ áp dụng theo quy định của văn bản pháp luật đó. Như vậy, việc xác định thời hiệu khiếu nại, khởi kiện đối với các tranh chấp hàng hải sẽ áp dụng các quy định trong Bộ luật Hàng hải 1990 về thời hiệu khiếu nại. Đối với những tranh chấp hàng hải mà Bộ luật Hàng hải không quy định thời hiệu khởi kiện sẽ căn cứ vào các quy định trên của Bộ luật tố tụng dân sự, chẳng hạn như khiếu nại về hoa tiêu hàng hải, về quyền sở hữu đối với tài sản chìm trên biển...Có thể thấy, quy định trên về thời hiệu khởi kiện của bộ luật tố tụng dân sự đã khắc phục hạn chế trước kia của hai pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và dân sự khi hai pháp lệnh quy định thời hiệu khởi kiện quá ngắn và cứng nhắc, không đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của các bên ( thời hiệu khởi kiện các vụ án kinh tế là 6 tháng, đối với vụ án dân sự, pháp lệnh tố tụng dân sự không quy định trừ thời hiệu khởi kiện của tranh chấp thừa kế là 10 năm). Mặt khác, quy định trên của Bộ luật cũng đã đảm bảo sự phù hợp, thống nhất với các quy định thời hiệu khởi kiện trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

- Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời: Theo quy định của Bộ luật, trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc đảm bảo việc thi hành án. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Toà án đó.

74

- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm: Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động; kê biên tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước phong toả tài sản; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ; phong toả tài sản của người có nghĩa vụ; cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định….(điều 102). Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu, Bộ luật quy định người yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Toà án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện (Điều 120).

Nhằm bảo đảm cho việc thi hành những bản án của Toà án nước ngoài và các quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có hiệu lực pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh tại Việt Nam qua đó để bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của các đương sự trong vụ việc. Bộ luật tố tụng dân sự dành 4 chương: 16, 17, 18, 19 quy định chi tiết về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, Quyết định của Trọng tài nước ngoài. Những quy định này được xây dựng trên cơ sở kế thừa, pháp điển hoá các quy định của hai pháp lệnh: Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (năm 1993) và Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài (năm 1995). Về cơ bản, những quy định của hai Pháp lệnh này được giữ nguyên trong các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Như vậy, khi giải quyết các tranh chấp hàng hải, Toà án có thẩm quyền áp dụng những quy định trên của Bộ luật tố tụng dân sự. Không những thế còn phải

75

tuân thủ các quy định trong các giai đoạn tố tụng khác của Bộ luật như quy định về hoà giải, về thủ tục chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, tái thẩm và giám đốc thẩm cũng như thủ tục thi hành án dân sự…

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 70 - 76)