Giải quyết tranh chấp hàng hải theo con đường Toà án ở Trung Quốc chủ yếu dựa trên Bộ luật Tố tụng Hàng hải Trung Quốc (còn gọi là Bộ luật Tố tụng Hải sự). Bộ luật này được thông qua ngày 25 tháng 12 năm 1999 tại Hội nghị lần thứ 13 của Ban thường vụ Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Với 12 chương, Bộ luật Tố tụng Hàng hải Trung Quốc quy định khá chi tiết, cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp hàng hải như các nguyên tắc giải quyết, thẩm quyền xét xử của Toà án; quy định về bắt giữ tàu biển, bán đấu giá tàu biển để đảm bảo các khiếu nại hàng hải; quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời ; trình tự đăng ký chủ nợ và trình tự nhận bồi thường, trình tự thôi cáo về quyền ưu tiên tàu thuyềnv..v 10
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Toà án đối với từng loại tranh chấp hàng hải được Bộ luật Tố tụng quy định rất chi tiết, chẳng hạn như đối với tranh chấp phát sinh do các quyền hàng hải bị vi phạm sẽ do Toà án Hàng hải nơi cảng mà tàu thuyền được đăng ký giải quyết. Các tranh chấp về hợp đồng vận chuyển đường biển sẽ do Toà án hàng hải nơi có cảng vận chuyển giải quyết. Hay tranh chấp về hợp đồng cứu hộ, bồi thường trên biển, quyền Tài phán sẽ thuộc về Toà án nơi có sản vật được cứu hộ, nơi phát sinh sự cố hoặc nơi bị đơn cư trú v.v...(Điều 7).
Điểm nổi bật trong Bộ luật Tố tụng Hàng hải Trung Quốc là các quy định khiếu nại hàng hải (còn gọi là yêu cầu bảo toàn hải sự, theo phiên âm tiếng Hán), biện pháp bảo đảm cho khiếu nại hàng hải, các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo cho việc xét xử của Toà án, các quy định này được trình bày khá cụ thể như khái niệm khiếu nại hàng hải, về ký quỹ bảo lãnh, về giải quyết các khiếu nại hàng hải của Toà án Hải sự....Các biện pháp bảo đảm cho các khiếu nại hàng hải được Bộ luật quy định gồm biện pháp bắt giữ và bán đấu giá đối với tàu thuyền và hàng hoá. Bộ luật không đưa ra định nghĩa thế nào là bắt giữ tàu biển mà chỉ liệt kê
10
53
22 khiếu nại hàng hải mà đương sự có quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển như khiếu nại về mất mát hư hỏng tài sản do tàu thuyền gây ra; khiếu nại về thương vong người liên quan trực tiếp đến tàu vận chuyển; về cứu hộ; hoa tiêu hàng hải; về hợp đồng vận chuyển hàng hoá...(Điều 12 đến Điều 20).
Mặt khác, Bộ luật cũng quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo đảm cho việc xét xử của Toà án cũng như bảo vệ cho các chứng cứ có liên quan đến tranh chấp gồm có lệnh cưỡng chế hải sự, biện pháp bảo toàn chứng cứ hải sự. Ngoài ra, Bộ luật còn quy định các phương thức bảo đảm như đóng góp quỹ tiền, bảo hiểm, thế chấp hoặc cầm cố. Đặc biệt, trình tự giải quyết của Toà án đối với từng loại tranh chấp hàng hải được Bộ luật quy định chi tiết tại Chương VIII như tranh chấp về đâm va tàu thuyền, tranh chấp về tổn thất chung, về bảo hiểm hàn g hải.
Tuy nhiên, khác với Công ước Quốc tế về bắt giữ tàu biển năm 1999 và quy định về bắt giữ tàu biển của Bộ luật Hàng hải Việt Nam , Bộ luật Tố tụng Hàng hải Trung Quốc không quy định về vấn đề thả tàu sau khi bắt giữ mà chủ yếu quy định về việc bán đấu giá tàu biển theo yêu cầu của đương sự sau khi hết thời hạn bắt giữ tàu thuyền, các quy định về đấu giá tàu thuyền.
Như vậy, với những quy định khá đầy đủ, chi tiết về trình tự, thủ tục xét xử các tranh chấp hàng hải của Toà án trong Bộ luật Tố tụng Hàng hải Trung Quốc, Pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải ở Trung Quốc hiện nay đã tạo ra một hành lang pháp lý chắc chắn cho việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể tham gia vào hoạt động khai thác biển. Với lợi thế là một quốc gia có diện tích lớn, dân số đông nhất thế giới, lại có hàng nghìn kilômét và hàng trăm hải cảng và đội tàu lớn. Chính sách, pháp luật hàng hải Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc khai thác những tiềm năng lớn của biển từ đó tạo ra sự phát triển lớn mạnh của ngành hàng hải Trung Quốc trong hàng hải quốc tế, nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, xứng đáng là một trong những cường quốc lớn nhất trên thế giới hiện nay.
54