Nguyên tắc hoà giải trong giải quyết tranh chấp hàng hả

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 29 - 30)

Hoà giải là một biện pháp quan trọng và là nguyên tắc bắt buộc trong tố tụng dân sự, biện pháp này được thực hiện nhằm mục đích phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư nhằm nâng cao kết quả giải quyết các tranh chấp trong nhân dân. Vì thế, pháp luật tố tụng dân sự coi đó là một nguyên tắc cơ bản có tính chất bắt buộc đối với cơ quan tài phán trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp. Theo đó, Toà án phải có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Đây là cũng là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng trọng tài nếu các bên đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài (Điều 37, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003).

Nguyên tắc hoà giải đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp hàng hải, được thực hiện nhằm hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra trong hoạt động hàng hải, đồng thời củng cố các mối quan hệ làm ăn giữa các đối tác với nhau, nhất là giữa đối tác Việt Nam và đối tác nước ngoài.

Pháp luật hàng hải khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải trước khi đưa vụ tranh chấp ra giải quyết trước trọng tài hoặc toà án.

Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, hoạt động tranh chấp hàng hải còn tuân thủ các nguyên tắc tố tụng khác như nguyên tắc kiểm soát việc tuân theo pháp luật,

29

nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các đương sự trước pháp luật, nguyên tắc xét xử công khai v.v...

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 29 - 30)