Bất cập trong các quy định pháp luật về phương thức thương lượng, hoà giả

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 79 - 82)

Trên đây là những đặc điểm tích cực trong pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hàng hải. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp, pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải đã bộc lộ những hạn chế, bất cập làm cản trở việc giải quyết tranh chấp của các cơ quan tài phán.

2.2.4.2 Những hạn chế trong pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hàng hải chấp hàng hải

a) Bất cập trong các quy định pháp luật về phương thức thương lượng, hoà giải giải

Giải quyết tranh chấp hàng hải thông qua phương thức thương lượng, hoà giải là phương thức có nhiều ưu điểm, được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Pháp luật Quốc tế cũng đã ban hành các quy tắc thương lượng, hoà giải riêng làm cơ sở cho việc giải quyết của các bên. Tuy nhiên, các phương thức giải quyết này mới được pháp luật Việt Nam quy định dưới dạng những nguyên tắc chung, chưa có những quy định cụ thể về nội dung, trình tự thủ tục của thương lượng, hoà giải cũng như cơ chế hỗ trợ của nhà nước với hai phương thức này, do vậy giải quyết các tranh chấp hàng hải bằng thương lượng, hoà giải ở nước ta hiện nay chưa thật sự hiệu quả. Cụ thể:

Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định các bên có thể tranh chấp hàng hải bằng thương lượng hoặc hoà giải, đây là cơ sở pháp lý rất có lợi cho các bên khi các bên quyết định lựa chọn các phương thức này để giải quyết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc thương lượng, hoà giải của các bên có phải là một thủ tục bắt buộc trước khi các bên tranh chấp đưa đơn kiện đến Toà án, Trọng tài có thẩm quyền không? Về vấn đề này, đáng tiếc là trong các văn bản pháp luật tố tụng như Bộ luật

79

tố tụng dân sự và Pháp lệnh Trọng tài thương mại không có điều khoản nào quy định là Toà án hay Trọng tài phải trả lại đơn kiện cho các bên do các bên chưa thực hiện thủ tục thương lượng, hoà giải với nhau. Trên thực tế có những hợp đồng hàng hải quy định điều khoản giải quyết tranh chấp: “Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, trước hết các bên phải thương lượng, hoà giải với nhau”. Nhưng khi tranh chấp xảy ra, một bên không thực hiện thủ tục thương lượng mà khởi kiện ngay ra Toà án hoặc Trọng tài thì các cơ quan này vẫn thụ lý vụ kiện và trong quá trình chuẩn bị xét xử, Toà án hoặc Trọng tài mới tiến hành hoà giải cho các bên.

Những tranh chấp nào các bên không được tiến hành thương lượng, hoà giải? Bộ luật tố tụng dân sự 2004 cũng quy định những trường hợp vụ án dân sự không được hoà giải như các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội (Điều 181) và quy định những vụ án dân sự không tiến hành hoà giải được (Điều 182). Tuy nhiên, đây mới chỉ là quy định đối với hoà giải trong quá trình xét xử của Toà án, còn đối với thủ tục thương lượng, hoà giải ngoài tố tụng, hiện nay chưa có quy định nào về vấn đề này. Điều này dẫn đến một thực tế sẽ có những tranh chấp phát sinh từ các giao dịch trái pháp luật, trái đạo đức xã hội vẫn được tiến hành thương lượng, hoà giải và như vậy cũng sẽ dẫn đến tình trạng khó kiểm soát đối với những vụ tranh chấp được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải do các tổ chức, cá nhân tiến hành bởi thiếu sự kiểm soát chặt chẽ từ phía Nhà nước.

Những đối tượng nào có thể làm người trung gian hoà giải; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ như thế nào? Do không được pháp luật quy định rõ nên khi áp dụng thủ tục trung gian hoà giải, các bên thoả thuận lựa chọn người trung gian hoàn toàn trên cơ sở quen biết cá nhân. Điều này khó tránh khỏi tình trạng lựa chọn những người không phù hợp làm người trung gian hoà giải.

Thủ tục tiến hành hoà giải như thế nào? Hiện nay, việc thương lượng, hoà giải giữa các bên tranh chấp mang nặng tính tự phát. Nhiều khi việc thương lượng,

80

hoà giải thất bại ngay từ ban đầu do các bên tranh chấp lúng túng trong việc sử dụng thương lượng, hoà giải.

Hiện nay, giá trị thi hành của kết quả hoà giải không được pháp luật ghi nhận và kết quả này do vậy mà không được đảm bảo thi hành bằng cưỡng chế Nhà nước như đối với phán quyết của Trọng tài. Việc thương lượng, hoà giải của các bên đều thực hiện trên cơ sở sự tự nguyện của các bên tranh chấp. Bởi vậy, việc thực hiện phương án hoà giải mà các bên đạt được không mang tính cưỡng chế. Đây là bất lợi lớn nhất của phương thức giải quyết tranh chấp này.

Mối quan hệ giữa thương lượng, hoà giải với phương thức giải quyết tranh chấp hàng hải khác như thế nào? Có thể kết hợp thương lượng, hoà giải với hoạt động của Toà án và Trọng tài không? Các chứng cứ, tài liệu cũng như những gì đã thoả thuận trong quá trình thương lượng, hoà giải giữa các bên tranh chấp có được đưa ra sử dụng trong thủ tục tố tụng Trọng tài hoặc Toà án không? Người đã tiến hành hoà giải, thương lượng giữa các bên có được tiếp tục là người bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong cùng vụ tranh chấp đó trước Toà án hay Trọng tài không? Bản thân các cơ quan tài phán như Trọng tài và Toà án ở nước ta chưa xây dựng được các bản quy tắc hoà giải độc lập để làm cơ sở cho các bên tranh chấp cũng như cho người thứ ba vận dụng thực hành. Trong khi đó Bản quy tắc hoà giải của UNCITRAL quy định rất rõ về vấn đề này, nhằm bảo toàn bí mật của phương thức hoà giải, Bản quy tắc quy định những chứng cứ, quan điểm hay thoả thuận giữa các bên hoặc ý kiến của người hoà giải trung gian về vụ tranh chấp trong quá trình hòa giải không được đem sử dụng trong quá trình tố tụng Trọng tài và Toà án khi vụ tranh chấp đó sau này là đối tượng của quá trình giải quyết bởi các cơ quan tài phán trên. Và người đã đóng vai trò là hoà giải viên trong quá trình hoà giải thì khô ng được tham gia tố tụng với tư cách là Trọng tài viên hay người bảo vệ cho quyền lợi của đương sự hoặc là một nhân chứng khi vụ tranh chấp đó sau này là đối tượng của thủ tục tố tụng Trọng tài hay Toà án.

81

Hàng loạt các vấn đề nêu trên chưa có câu trả lời. Hậu quả là tuy phương thức thương lượng, hoà giải đã được pháp luật ghi nhận nhưng thực tiễn áp dụng phương thức này trong việc giải quyết tranh chấp hàng hải chưa đạt được hiệu quả mong muốn.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 79 - 82)