Giải quyết tranh chấp hàng hải bằng biện pháp thay thế (hay còn gọi là ADR – Alternative Dispute Resolution)

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 39 - 42)

còn gọi là ADR – Alternative Dispute Resolution)

Ngoài các phương thức giải quyết tranh chấp như đã phân tích ở phần trên. Hiện nay, trên thế giới tại nhiều nước phát triển đang thịnh hành rộng rãi một phương thức giải quyết tranh chấp mới, phương thức có tên gọi là ADR (Alternative Disputet Resolution) tức là các hình thức giải quyết tranh chấp thay thế. Tại sao lại có phương thức giải quyết tranh chấp trên? bản chất của phương thức ADR là gì, phương thức này có gì ưu việt so với các phương thức giải quyết bằng thương lượng, hoà giải, trọng tài hay toà án?.

Để lý giải cho những câu hỏi trên cần bắt đầu từ lý do dẫn đến sự ra đời và phát triển của phương thức ADR. Khi tranh chấp xảy ra, các bên thường lựa chọn phương thức giải quyết mà các bên cho là tối ưu nhất, các bên có thể tự thoả thuận, hoà giải với nhau hoặc thấy không thể tự giải quyết được các bên có thể đưa vụ tranh chấp ra trước Trọng tài hoặc Toà án. Tuy nhiên, trên trường quốc tế và đối với những hợp đồng liên quan đến các đối tượng như là bán hàng, phân phối, li- xăng và các công ty liên doanh, các nhà hoạt động thương mại cảm thấy mình ở vị trí bất lợi khi tranh chấp có thể xét xử tại Toà án nơi có địa điểm kinh doanh của bên kia trong vụ tranh chấp, trước các công dân cùng quốc tịch với bên kia, sử

39

dụng ngôn ngữ của bên kia và tuân thủ những quy tắc tố tụng của quốc gia bên kia. Vì thế đảm bảo tính trung lập và linh hoạt là hai lý do cơ bản dẫn đến sự phát triển của phương thức ADR bao gồm có sự thương lượng, với sự hỗ trợ và hợp tác của các Toà án quốc gia, đây có thể coi là một hình thức mới của phương thức hoà giải.

Theo cuốn sổ tay về trung gian hoà giải của Trung tâm Giải quyết tranh chấp của Anh (CEDR) xuất bản , phương thức giải quyết bằng biện pháp thay thế (ADR) được định nghĩa như sau: “Là một cuộc thương lượng, đàm phán không chính thức, manh tính tự nguyện, riêng tư giữa các bên, được hỗ trợ bởi một nhà hoà giải trung lập do các bên liên quan lựa chọn và hỗ trợ bởi các phương pháp đặc biệt, trong một quá trình hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của các bên liên quan”. ADR hiện nay được sử dụng rộng rãi tại những nước như Hoa Kỳ, Anh, Canada, Ôxtrâylia, Nam Phi, Niu Dilân, Hà Lan, Đức, Thuỵ Sỹ,v.v…

Các thủ tục của ADR là những cơ chế thương thuyết tự nguyện, hoàn toàn trên cơ sở thoả thuận giữa các bên tranh chấp. Pháp luật không can thiệp quá trình các bên tiến hành hoà giải, thương lượng. ADR sẽ chấm dứt nếu các bên từ chối tiếp tục tham gia ADR hoặc không thi hành kết quả giải quyết tranh chấp mà các bên đã đạt được thông qua ADR 7

.

Những hình thức phổ biến nhất của ADR là thương lượng, hoà giải trung gian, phiên toà mini, trọng tài không ràng buộc. Ngoài ra, còn tồn tại một số hình thức rút gọn khác như Ban kiểm tra tranh chấp, Ban giải quyết tranh chấp, Giám định kỹ thuật, phiên họp rút gọn của Bồi thẩm đoàn, thuê thẩm phán tư (các thẩm phán đã về hưu). Đặc điểm chung của các hình thức ADR là thông qua việc đàm phán trực tiếp giữa các bên tranh chấp để đưa ra những thoả hiệp. Vai trò của người thứ ba, một người độc lập với các bên, có ý nghĩa quan trọng trong sự thành công của bất cứ quá trình ADR nào. Chẳng hạn như hình thức phiên toà mini. Toà mini không phải là một thủ tục xét xử sơ lược hoặc rút gọn của Tòa án. Đây là một thủ tục mô phỏng của Toà án và thường được sử dụng tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, đặc biệt

7

Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp k inh tế ở nước ta hiện nay. TS. Đào Văn Hội. Nhà XB Chính trị Quốc gia, 2004, trang 77.

40

trong các tranh chấp thương mại quốc tế, để bổ sung hơn là để cạnh tranh với phương thức trọng tài. Để giải quyết theo thủ tục mô phỏng này, mỗi bên phải cử ra một người đại diện điều hành cao nhất trong công ty và có thẩm quyền quyết định khi tiến hành giải quyết tranh chấp. Trong giai đoạn đầu của thủ tục này, cố vấn pháp luật của mỗi bên trao đổi các biên bản ghi nhớ và các chứng cứ, sau đó chứng minh vụ việc của mình trước đại diện của các bên. Đại diện của các bên có thể được một “cố vấn trung lập” hoặc một “quan sát viên” trợ giúp. Sau khi kết thúc giai đoạn này, đại diện của c ác bên bắt đầu đàm phán nhằm giải quyết vụ việc. Hiện nay có một số quy tắc về Toà án mini đang được áp dụng trên thế giới như Các Quy tắc về Toà án mini do Phòng Thương mại Zurich (Thuỵ Sĩ) và Trung tâm Trọng tài và thương mại của Bỉ (CEPANI) biên soạn.

ADR không phải là một thiết chế tài phán nhưng để ADR phát huy hiệu quả thì việc giải quyết tranh chấp qua hoà giải phải tuân thủ một quy trình nhất định. Trên thế giới, một số quy trình hoà giải được áp dụng khá rộng rãi như quy trình hoà giải Folberg- Taylor do các giáo sư Hoa Kỳ đưa ra gồm bảy bước cơ bản; Quy trình hoà giải của Trung tâm hoà giải Bắc Kinh, Quy trình ADR của Trung tâm các nguồn lực công cộng (CDR) của Hoa Kỳ v.v…

Từ những nghiên cứu trên cho thấy, ADR là một phương thức giải quyết với những ưu điểm nhất định, có thể phát huy nhiều tác dụng tích cực trong việc giải quyết các tranh chấp nhất là đối với các tranh chấp hàng hải. So với phương thức hoà giải, thương lượng là những phương thức được thực hiện hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện của các bên mà không có sự can thiệp của Nhà nước, phương thức ADR cũng được thực hiện trên cơ sở sự tự nguyện của các bên nhưng sự thực hiện này được còn được giám sát, hỗ trợ bởi một cơ quan tài phán của Nhà nước nhằm đảm bảo cho kết quả đàm phán của các bên được thi hành triệt để. Khác với phương thức giải quyết bằng Trọng tài hay Toà án, việc giải quyết tranh chấp bằng ADR thường linh hoạt và nhanh gọn hơn không phải qua nhiều thủ tục phức tạp. Hơn nữa, trong giải quyết tranh chấp hàng hải hiện nay ở nước ta, một thực tế cho thấy trong các phiên xét xử của Toà án ít có sự tham gia của chuyên gia hàng hải là

41

những người có chuyên môn kiến thức về pháp luật hàng hải, điều này dẫn đến việc giải quyết tranh chấp hàng hải thiếu chính xác, khách quan. Nếu áp dụng phương thức giải quyết ADR sẽ khắc phục được hạn chế trên. Bởi trong phương thức này, có sự kết hợp giữa hai lĩnh vực chuyên ngành và pháp luật, đó là sự tham gia của chuyên gia hàng hải thông qua vai trò người đại diện của các bên cộng với sự hỗ trợ của đội ngũ luật sư với vai trò là cố vấn pháp luật.

Mặt khác, tranh chấp hàng hải là những tranh chấp mang nhiều yếu tố nước ngoài, liên quan đến pháp luật nhiều nước trên thế giới. Sử dụng phương thức ADR sẽ đảm bảo được lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức là người Việt Nam, tránh cho họ vị trí bất lợi nếu vụ tranh chấp đưa ra xét xử bởi Toà án của phía bên kia. Tuy nhiên, đây là một phương thức giải quyết hoàn toàn mới so với nước ta, cần được nghiên cứu kỹ để áp dụng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và thực tiễn tranh chấp hàng hải ở nước ta.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 39 - 42)