Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải theo thủ tục thƣơng lƣợng và trung gian hoà giả

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 58 - 59)

b) Vài nét về pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải ở Singapore

2.2.1 Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải theo thủ tục thƣơng lƣợng và trung gian hoà giả

tục thƣơng lƣợng và trung gian hoà giải

Thương lượng, hoà giải là những phương thức giải quyết tranh chấp đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, các phương thức giải quyết này chưa được pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định cụ thể, rõ ràng, mới chỉ được ghi nhận một cách sơ lược dưới dạng nguyên tắc chung, chủ yếu ghi nhận quyền được thương lượng, hoà giải của các bên tranh chấp. Các quy định này không nằm tập trung trong một văn bản thống nhất mà nằm trong từng văn bản pháp luật của từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ: Khoản 1 Điều 239. Luật Thương mại năm 1997 quy định: “Tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên” Khoản 2 điều này cũng ghi nhận: “Các bên tranh chấp có thể thoả thuận chọn một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân làm trung gian hoà giải.” Thương lượng, hoà giải cũng được quy định tại một điều khoản trong Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 1990, Khoản 1, Điều 241, Bộ luật này quy định: “Các bên liên quan có thể giải quyết tranh chấp hàng hải bằng thương lượng hoặc thoả thuận đưa tranh chấp ra giải quyết trước trọng tài hoặc khởi kiện trước toà án”. Hoà giải còn được đề cập như là một nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt hoạt động tố tụng của Trọng tài và Toà án.

58

Trong các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia, các Hiệp định thương mại song phương và đa phương cũng có những quy định về áp dụng phương pháp thương lượng, hoà giải như là các biện pháp ưu tiên trong việc giải quyết các tranh chấp.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 58 - 59)