Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hàng hải trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 118 - 121)

c) Những bất cập trong Pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải bằng Toà án

3.2.2.4 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hàng hải trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay

trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay

Xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đã đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước song cũng đặt ra không ít những thách thức, khó khăn khiến chúng ta phải cân nhắc thận trọng. Đối với việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hàng hải của Việt Nam không phải là ngoại lệ.

Toàn cầu hoá kéo các quốc gia gần lại với nhau hơn dẫn đến sự du nhập, sự phụ thuộc lẫn nhau về văn hoá, kinh tế, pháp luật…giữa các quốc gia trên thế giới. Vì thế pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải của chúng ta không tránh khỏi sự ảnh hưởng của pháp luật giải quyết tranh chấp của các nước trên thế giới. Sẽ có những ưu điểm tích cực tiến bộ của pháp luật một số nước được chúng ta tiếp thu và chuyển hoá vào trong hệ thống pháp luật của mình, biến những quy định pháp luật trong nước nghèo nàn lạc hậu trở thành những quy định tiến bộ hơn vì thế lợi ích của các công dân cũng như lợi ích quốc gia của chúng ta được đảm bảo hơn. Không những thế, những quy định tích cực trong pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải do phù hợp với thông lệ quốc tế còn có tác dụng thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bởi các cá nhân, tổ chức nước ngoài họ thấy yên tâm hơn khi đầu tư vào một quốc gia có môi trường pháp lý ổn định với một hệ thống pháp luật

118

thông thoáng, linh hoạt và minh bạc và một cơ chế thực thi pháp luật hiệu quả. Hội nhập quốc tế tạo cơ hội thuận lợi cho đội ngũ Thẩm phán, Trọng tài viên của nước ta được tiếp xúc với những tinh hoa của pháp luật thế giới, có điều kiện học hỏi những kinh nghiệm xét xử của Trọng tài và Toà án các nước trên thế giới, góp phần nâng cao năng lực xét xử, trình độ kiến thức về pháp luật quốc tế của họ.

Bên cạnh mặt tích cực trên, hội nhập quốc tế cũng gây không ít khó khăn cho sự hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải ở nước ta hiện nay. Sự phụ thuộc lẫn nhau về pháp luật giữa các nước có thể dẫn đến việc áp dụng một cách thái quá pháp luật nước ngoài trong pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải ở nước ta, dẫn đến sự không phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội, thực tiễn khách quan của đất nước, pháp luật sẽ không có tính thực thi trong thực tế, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi chính đáng của các chủ thể trong tranh chấp mà trước tiên là các công dân, tổ chức Việt Nam, chủ quyền của quốc gia do vậy cũng không được bảo đảm. Nhận thức trước vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc; an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng).

Pháp luật hàng hải cho phép các chủ thể trong quan hệ hàng hải có yếu tố nước ngoài được phép lựa chọn, luật pháp nước ngoài và các thiết chế tài phán nước ngoài để giải quyết tranh chấp, đây là quy định hết sức đổi mới, phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay, tạo điều kiện cho chúng ta được tiếp cận với những tinh hoa của pháp luật thế giới nhưng nếu chúng ta lạm dụng quy định này mà không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ từ phía nhà nước thì có thể dẫn đến hệ quả pháp lý như đã trình bày ở trên. Điều này đòi hỏi pháp luật của chúng ta cũng cần có quy định hạn chế những trường hợp lựa chọn luật nước ngoài hoặc Toà án hay Trọng tài nước ngoài ảnh hưởng đến lợi ích chung, trật tự công cộng và quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam. Có như vậy mới đảm bảo được chủ quyền quốc gia của chúng ta trên tiến trình hội nhập quốc tế.

119

Hội nhập kinh tế đòi hỏi chúng ta phải đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành nhất là đối với pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải yêu cầu chúng ta phải sớm ban hành một đạo luật tố tụng hàng hải, nhưng khó khăn mà chúng ta đang phải đối mặt lại là cơ chế thực thi pháp luật, đó là sự yếu kém về cơ sở vật chất cũng như trình độ, năng lực xét xử của các thiết chế tài phán hiện nay chưa đủ khả năng để tiếp thu những mặt tích cực, tiến bộ của pháp luật quốc tế, cản trở phần nào tiến trình hội nhập. Có 97,73% số chuyên gia được hỏi cho rằng hệ thống tài phán kinh tế Việt Nam chưa đủ năng lực giải quyết tranh chấp kinh tế phát sinh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và 82,54% số doanh nghiệp hỏi có cùng nhận xét như trên 24. Đặc biệt trong việc giải quyết tranh chấp hàng hải, đây quả là vấn đề đáng lo ngại khi mà đội ngũ những Thẩm phán, Trọng tài viên của nước ta còn thiếu hiểu biết về pháp luật hàng hải và pháp luật quốc tế. Trong khi đó phần lớn các tranh chấp hàng hải là những tranh chấp có yếu tố nước ngoài đòi hỏi đội ngũ tài phán phải nắm chắc pháp luật quốc tế, các thông lệ hàng hải quốc tế.

Do đó, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải nói riêng, chúng ta cũng cần nâng cao năng lực thực thi pháp luật mà cụ thể là nâng cao trình độ, kiến thức pháp luật quốc tế và năng lực xét xử cho đội ngũ thẩm phán, trọng tài viên ở nước ta. Song song với việc đổi mới này cũng cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất vững mạnh như trang bị những phương tiện xét xử tiên tiến hiện đại, có chế độ ưu đãi hợp lý cho đội ngũ xét xử để họ có thể chuyên tâm vào nhiệm vụ, chuyên môn của mình; có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật hiệu quả nhằm trang bị và nâng cao sự hiểu biết pháp luật trong cán bộ và nhân dân, từ đó nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của họ... Kết hợp giữa việc hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải với việc hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật một cách đồng bộ sẽ góp phần đưa pháp luật

24

Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp k inh tế ở nước ta hiện nay. TS. Đào Văn Hội. Nhà XB Chính trị Quốc gia, 2004. Trang 203.

120

Việt Nam đi vào cuộc sống nhanh chóng hiệu quả không những thế còn đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)