Bất cập trong pháp luật giải quyết tranh chấp bằng Trọng tà

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 82 - 85)

Mặc dù pháp luật Trọng tài mà cụ thể là Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 chứa nhiều điểm mới tích cực góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong các tranh chấp hàng hải. Tuy vậy, trong bản thân Pháp lệnh này cũng đã bộc lộ một số hạn chế không thể không được đề cập dưới đây:

- Hạn chế về thẩm quyền giải quyết của Trọng tài: Thẩm quyền xét xử của Trọng tài theo quy định của Pháp lệnh chủ yếu là các tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật thương mại trong đó có liên quan đến quan hệ pháp luật hàng hải như tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, tranh chấp phát sinh từ quan hệ bảo hiểm hàng hải, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thuê tàu, từ hợp đồng đại lý và môi giới tàu biển... Trong khi đó theo quy định của Bộ luật Hàng hải thì các tranh chấp hàng hải không chỉ phát sinh từ hoạt động vận chuyển hàng hoá, hành khách, hoạt động khai thác và sử dụng cảng biển mà còn phát sinh từ quan hệ sở hữu tài sản như cầm giữ tàu biển, cầm giữ hàng hoá, thế chấp hay bắt giữ tàu biển hoặc là những tranh chấp liên quan đến việc chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ; trục vớt tài sản chìm đắm; tranh chấp liên quan đến tổn thất chung, đến việc bồi thường thiệt hại đối với người, hàng hoá và tàu biển trong tai nạn đâm va tàu biển; tranh chấp về hoa tiêu, tranh chấp liên quan đến các chi phí cho việc nâng, di rời, trục vớt, phá huỷ hoặc làm vô hại xác tàu bị đắm, bị chìm, bị mắc cạn hoặc bị từ bỏ…, phí trọng tải, các loại phí, lệ phí cảng biển khác; tranh chấp liên quan đến lương và các khoản khác

82

phải trả cho thuyền viên, thuyền trưởng, sĩ quan v.v…Các tranh chấp kể trên chủ yếu là các tranh chấp liên quan tới quan hệ pháp luật dân sự. Vấn đề đặt ra là Trọng tài có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp hàng hải có liên quan đến lĩnh vực dân sự hay lao động không? Khi mà Pháp lệnh Trọng tài chỉ quy định thẩm quyền giải quyết của Trọng tài trong lĩnh vực thương mại, tuy là quy định về thẩm quyền này là rộng hơn nhiều so với 14 hành vi thương mại theo Luật Thương mại Việt Nam 1997 thế nhưng theo pháp luật hàng hải như vậy là quá hẹp, không bao quát được hết các quan hệ pháp luật hàng hải khác. Không những thế, vô hình chung nó đã cản trở quyền tự do định đoạt của các đương sự trong việc lựa chọn các phương thức giải quyết. Thực tế, nếu các đương sự muốn lựa chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ cho đỡ tốn kém thời gian, công sức lại không ảnh hưởng đến quan hệ làm ăn của họ so với việc khởi kiện ra Toà án, họ sẽ dựa vào cơ sở pháp lý nào khi tranh chấp giữa họ không thuộc thẩm quyền xét xử của Trọng tài? Rõ ràng, quy định này là mâu thuẫn với các quy định về thoả thuận, lựa chọn của các bên tại Điều 4, Điều 241, 242 của Bộ Luật Hàng hải. Về điều này pháp luật một số nước trên thế giới quy định thẩm quyền của Trọng tài rất rộng, Trọng tài có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp liên quan đến mọi lĩnh vực như thương mại, dân sự, kinh tế…trừ những tranh chấp mà trọng tài không được phép giải quyết, pháp luật Trọng tài ở những nước này cũng không liệt kê các vụ việc do Trọng tài xét xử như Pháp luật Việt Nam mà chỉ liệt kê các vụ việc không được giải quyết bằng Trọng tài.

Mặt khác, quy định trên về thẩm quyền của Trọng tài theo Pháp lệnh Trọng tài Thương mại Việt Nam còn ảnh hưởng đến vấn đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài. Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam 2004 quy định một trong những trường hợp không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài nếu theo pháp luật Việt Nam, vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài. Điều này có nghĩa là nếu vụ tranh chấp đó không được pháp luật Việt Nam quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thì Toà án Việt Nam sẽ không công nhận và cho thi hành quyết

83

định của Trọng tài nước ngoài. Như vậy, nếu theo quy định trên thì Toà án Việt Nam chỉ công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài đối với vụ tranh chấp nếu tranh chấp đó là tranh chấp thương mại được giải quyết bằng thể thức Trọng tài theo pháp lệnh Trọng tài Thương mại Việt Nam, các tranh chấp có liên quan đến lĩnh vực khác như hàng hải, dân sự hoặc lao động đã được giải quyết bằng Trọng tài nước ngoài sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam (trừ trường hợp được công nhận trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại được quy định tại khoản 3, Điều 343 Bộ luật tố tụng dân sự). Với quy định trên sẽ không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự nhất là các đương sự là cá nhân, tổ chức Việt Nam có quyền lợi bị vi phạm khi vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài. Họ sẽ dựa trên cơ sở pháp lý nào để yêu cầu cơ quan thi hành án Việt Nam thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài nhằm bảo vệ cho quyền lợi của mình?

- Hạn chế trong quy định về Trọng tài viên: Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 quy định Trọng tài viên cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực vô tư khách quan; có bằng đại học, đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở nên. Tuy vậy, việc áp dụng các quy định này trên thực tế còn có phần hạn chế. Để giải quyết tranh chấp, các bên có quyền tự do định đoạt rất cao, trong đó có quyền lựa chọn trọng tài viên. Vì thế, tiêu chuẩn trọng tài viên cần phù hợp với yêu cầu thực tiễn và nhất là yêu cầu của các bên tranh chấp. Trọng tài viên giải quyết tranh chấp với mục đích nhanh gọn, ít tốn kém và duy trì được quan hệ giữa các bên. Như vậy, vị trí của trọng tài viên do nhu cầu thị trường xác định và việc lựa chọn là do các bên tranh chấp quyết định vì chính họ tự chi trả thù lao cho các trọng tài viên. Quy định trên phần nào đã hạn chế quyền lựa chọn của các đương sự. Luật pháp nhiều nước quy định việc lựa chọn trọng tài viên với phạm vi rộng, trên nguyên tắc bất kỳ cá nhân nào cũng có thể được chỉ định là Trọng tài viên. Sự vô tư và khách quan là tiêu chí hàng đầu của trọng tài viên (Điều 10 Quy tắc Trọng tài của UNCITRAL; Điều 6 Quy tắc trọng tài của Uỷ ban kinh tế cộng đồng châu Âu..)

84

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 82 - 85)