Giải quyết tranh chấp hàng hải bằng thƣơng lƣợng, hoà giả

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 38 - 39)

Thương lượng, hoà giải là những phương thức giải quyết tranh chấp được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, rất được giới kinh doanh ưa chuộng, bởi tính ưu việt của nó. Pháp luật quốc tế không có những quy định riêng biệt về phương thức hoà giải, thương lượng trong giải quyết các tranh chấp hàng hải. Để giải quyết tranh chấp hàng hải người ta áp dụng các quy định hoà giải chung cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Theo đó, hoà giải cũng được tiến hành bằng hai cách: một là, các bên tự thoả thuận với nhau về hoà giải, cùng nhau chỉ định hoà giải viên và tiến hành hoà giải, không bắt buộc phải tuân theo một quy tắc hoà giải nào. Hai là, các bên thoả thuận theo quy tắc hoà giải của một tổ chức nghề nghiệp hoặc một tổ chức Trọng tài nào đó, ví dụ quy tắc hoà giải của ICC. Do vậy, để làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế trong đó có tranh chấp hàng hải, phương thức hoà giải, thương lượng đã được pháp điển hoá thành các quy định của pháp luật quốc tế cụ thể là trong các quy tắc của các tổ chức quốc tế... Chẳng hạn như một số quy tắc được ban hành bởi các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức trọng tài: Quy tắc Hoà giải năm 1980 của Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL); Quy tắc hoà giải không bắt buộc của ICC (Phòng Thương mại Quốc tế, có hiệu lực từ 1.1.1988 và Các Quy tắc hoà giải của Trung tâm hệ thống Trọng tài châu Âu- Ả Rập (Euro- Arab), có hiệu lực từ 17.12.1997 bao gồm một Chương (từ Điều 11 đến Điều 18) về quá trình hoà giải hoặc Quy tắc hoà giải của Hiệp hội Thương mại Mỹ hoặc Quy tắc Thương lượng của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) có hiệu lực từ 1.10.1994…

Về vấn đề này, pháp luật quốc tế cho phép, khi hoà giải được tiến hành theo một quy tắc hoà giải của một tổ chức trọng tài thương mại chẳng hạn như Quy tắc

38

Hoà giải của UNCITRAL và hoà giải thành công thì các bên hoà giải có thể đề nghị tổ chức trọng tài đó thừa nhận văn bản hoà giải như là một quyết định của trọng tài. Trong trường hợp này văn bản hoà giải có giá trị như là một quyết định trọng tài ràng buộc các bên. Tuy nhiên trường hợp này chỉ có lợi cho các bên có sự áp dụng một quy tắc hoà giải nhất định, còn đối với trường hợp các bên không áp dụng mà tự xây dựng các quy tắc hoà giải riêng cho mình, khi hoà giải thành lại không có sự đảm bảo thi hành cho kết quả hoà giải đó mà phụ thuộc rất nhiều vào sự tự nguyện cũng như thiện chí của các bên. Nếu một trong các bên không tự nguyện thi hành thì quả là bất lợi cho phía bên kia, đây cũng là một hạn chế rất lớn trong phương thức giải quyết bằng thương lượng, hoà giải trên thế giới hiện nay.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 38 - 39)