Giải quyết tranh chấp hàng hải bằng trọng tà

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 42 - 48)

Trên thế giới, phương thức trọng tài tồn tại từ nhiều thế kỷ. Ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, phần lớn các tranh chấp kinh doanh, thương mại được giải quyết thông qua thủ tục trọng tài. Để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại, hàng hải ở các nước thường thành lập trọng tài thương mại, trọng tài hàng hải. Trọng tài thương mại thường xét xử các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương, hợp đồng đầu tư, hợp đồng chuyển giao công nghệ..Trọng tài hàng hải xét xử các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng lai dắt tàu biển, hợp đồng cứu hộ…Những tổ chức trọng tài này được thành lập theo luật pháp của nước sở tại, thông thường là Luật Trọng tài, ví dụ như Luật Trọng tài Thái Lan năm 1987, Luật Trọng tài Anh năm 1979… Việc thành lập

42

hệ thống Trọng tài xuất phát từ nhu cầu muốn được giải quyết các tranh chấp thông qua Trọng tài của các nhà kinh doanh ở các nước có nền kinh tế phát triển.

Qua việc nghiên cứu pháp luật Trọng tài ở một số nước như Anh, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Trung Quốc… cũng như thực tiễn tổ chức và hoạt động của một số Trung tâm Trọng tài nổi tiếng quốc tế và khu vực như Toà án Trọng tài của Phòng Thương mại quốc tế ICC, Toà án trọng tài quốc tế Luân Đôn (LCIA), Trung tâm Trọng tài quốc tế Hồng Kông…, cho thấy việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trên thế giới có những điểm chung đáng lưu ý như sau:

Về hình thức trọng tài

Trọng tài thương mại, trọng tài hàng hải trên thế giới cũng được thành lập dưới hai hình thức: trọng tài ad-hoc còn gọi là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực hay gọi là trọng tài quy chế.

Trọng tài ad-hoc hay còn gọi là trọng tài vụ việc là loại trọng tài được các bên tranh chấp thoả thuận lập ra để giải quyết một tranh chấp cụ thể và sẽ giải thể khi giải quyết xong tranh chấp đó. Trọng tài vụ việc không có bộ máy thường trực, không có quy tắc tố tụng và không có danh sách trọng tài viên riêng của mình. Để đưa các tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp phải thoả thuận trước với nhau về việc chỉ định trọng tài viên để thành lập Toà án Trọn g tài và tự xây dựng các quy tắc tiến hành thủ tục trọng tài. Trong thực tế để tránh sự phức tạp trong việc xây dựng các quy tắc trọng tài, các bên tranh chấp thường thoả thuận với nhau lựa chọn áp dụng các quy tắc trọng tài nổi tiếng trên thế giới như quy tắc tố tụng của Uỷ ban luật Thương mại quốc tế bên Liên hợp quốc (Quy tắc UNCITRAL) hay quy tắc tố tụng của Phòng thương mại quốc tế (ICC).

Trọng tài thường trực: Khác với trọng tài vụ việc, trọng tài thường trực tồn tại thường xuyên để giải quyết tranh chấp. Trọng tài thường trực có trụ sở cố định, có bộ phận giúp việc, có danh sách trọng tài viên và có quy tắc tố tụng riêng của mình. Chẳng hạn như quy tắc tố tụng trọng tài năm 2004 của Trung tâm Trọng tài quốc tế của Việt Nam đặt bên cạnh phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Hiện

43

nay, trên thế giới có ba Toà trọng tài lớn nhất chuyên giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế trong đó có lĩnh vực hàng hải đó là Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ, Toà Trọng tài quốc tế của phòng Thương mại quốc tế ở Pari và Toà Trọng tài quốc tế Luân Đôn. Ngoài ra, tổ chức trọng tài ở một số nước giải quyết trong tất cả các lĩnh vực thương mại và hàng hải như Hồng Kông có Trung tâm Trọng tài quốc tế Hồng Kông, Thái Lan có Uỷ ban Trọng tài thương mại Thái Lan, ở Anh có Toà án Trọng tài quốc tế Luân Đôn (thông qua Hiệp hội trọng tài hàng hải Luân Đôn), Tòa trọng tài Hàng hải Moscow, Trung tâm Hàng hải Adynia (Ba Lan) nhưng lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới vẫn là Toà án Trọng tài quốc tế được thành lập năm 1923 (ICC), bên cạnh Phòng Thương mại quốc tế Paris. Tổ chức Trọng tài này có trụ sở chính ở Paris và New York. Phòng Trọng tài Hàng hải Paris là một tổ chức trọng tài chuyên nghành trực thuộc trung tâm Trọng tài lớn nhất này. Toà án Trọng tài quốc tế Paris gồm hàng trăm trọng tài viên thuộc nhiều quốc tịch, chủ yếu gồm các luật gia, luật sư chuyên ngành, phần đông là trong các lĩnh vực thương mại, hàng hải, hàng không, dầu khí do các Tổ chức trọng tài quốc tế của các quốc gia giới thiệu thông qua ICC bổ nhiệm. Các vụ xét xử bằng trọng tài của ICC diễn ra hàng năm tại khoảng 35 quốc gia khác nhau trên thế giới. Các trọng tài viên của Toà Trọng tài này được chỉ định cho mỗi vụ kiện cụ thể dựa trên những vụ việc được trình cho Toà trọng tài ICC. Vai trò của hơn 80 thành viên của Toà tại 70 quốc gia khác nhau là giám sát quá trình xét xử bằng trọng tài. Một đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất của Toà trọng tài này là sẽ xem xét kỹ lưỡng và phê chuẩn các dự thảo phán quyết trọng tài được trọng tài viên đệ trình. “Cơ chế kiểm tra chất lượng” này là yếu tố then chốt của hệ thống trọng tài ICC. Ban thư ký của Toà bao gồm một đội ngũ thường trực gồm 40 nhân viên, trong đó có 25 luật sư được chia thành các nhóm quản lý các vụ kiện. Chỉ tính riêng trong năm 2000, Toà trọng tài ICC đã xử lý 550 vụ việc mới, liên quan tới các đương sự đến từ hơn 100 quốc gia

8

.

8

“Tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế” của Trung tâm thông tin Thương mại Việt Nam- Nhà XB Thống k ê năm 2003, trang 105.

44

Trọng tài ở những nước khác lại chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể, chuyên biệt như hàng hải, đơn cử như ở Nhật Bản có Uỷ ban Trọng tài Hàng hải Tokyo có nhiệm vụ thực hiện công tác trọng tài cho Cơ quan Vận tải biển Nhật Bản trong các lĩnh vực vận tải, đóng tàu, bảo hiểm hàng hải, bảo lãnh, buôn bán, môi giới tàu biển, cung cấp tài chính cho các thiết bị ở bờ biển.

Về thẩm quyền xét xử của trọng tài

Thẩm quyền của Trọng tài được hiểu là giới hạn những vụ việc được pháp luật quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan trọng tài. Không giống với Toà án, Trọng tài không có khái niệm thẩm quyền theo lãnh thổ hay theo cấp. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài được xác lập trên cơ sở thoả thuận trọng tài được xác lập giữa các bên tranh chấp.

Về cơ bản, Trọng tài của các nước trên thế giới có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh từ những quan hệ xã hội được thiết lập trên cơ sở bình đẳng và thoả thuận giữa các bên. Nhưng nhìn chung, pháp luật của đại đa số các nước trên thế giới chỉ thừa nhận thẩm quyền trọng tài giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực luật tư. Các tranh chấp này có thể phát sinh từ quan hệ hợp đồng, quan hệ sở hữu. Để mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài, pháp luật về trọng tài của nhiều quốc gia không liệt kê những loại vụ việc có thể giải quyết bằng phương thức trọng tài mà chỉ liệt kê những loại vụ việc không được giải quyết bằng trọng tài. Chẳng hạn như Luật Trọng tài của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa năm 1994 quy định: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc quyền sở hữu giữa các công dân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác trên cơ sở bình đẳng có thể được giải quyết bằng Trọng tài” (Điều 2) và “Các tranh chấp sau đây không được giải quyết bằng Trọng tài: (i) Tranh chấp liên quan đến hôn nhân, nhận nuôi con nuôi, giám hộ và thừa kế; (ii) Tranh chấp hành chính phải được giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền về hành chính theo quy định của pháp luật”(Điều 3).

45

Điều kiện để Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là các bên tranh chấp phải có thoả thuận Trọng tài. “Thoả thuận trọng tài” là một thoả thuận của các bên về việc đưa ra trọng tài tất cả hoặc những tranh chấp nhất định đã phát sinh, hoặc có thể phát sinh giữa các bên về một quan hệ pháp lý xác định, dù có hay không có quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng. (Luật Mẫu về Trọng tài Thương mại Quốc tế của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế - UNCITRAL năm 1985). Trong một số hợp đồng hàng hải như hợp đồng thuê tàu, các thoả thuận trọng tài thường thể hiện dưới hợp đồng mẫu và hiếm khi phải thông qua đàm phán.

Về thủ tục tố tụng trọng tài

Ở một số nước, tố tụng trọng tài được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự. Ví như ở Pháp, các quy định về tố tụng trọng tài quy định tại tập IV của Bộ luật tố tụng dân sự từ Điều 1442 đến Điều 1507. Tại Đức, thủ tục tố tụng trọng tài được quy định trong quyển thứ XI của Bộ luật tố tụng dân sự. Trong khi ở một số quốc gia khác tồn tại những Luật trọng tài riêng rẽ, như Luật trọng tài Trung Hoa năm 1994, Luật Trọng tài Braxin (năm 1996), Luật trọng tài Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Luật trọng tài quốc tế (năm 1994) của Xinhgapo, Luật trọng tài Thái Lan (năm 1987)…

Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều quốc gia đã và đang tiến hành sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về trọng tài của mình trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc chung trong Luật của Uỷ ban luật thương mại quốc tế bên cạnh Liên hợp quốc về trọng tài thương mại quốc tế năm 1985. Luật mẫu với mục đích tự do hoá Trọng tài thương mại quốc tế đã hạn chế hợp lý sự can thiệp của Toà án quốc gia bằng cách khẳng định học thuyết về “tính độc lập của ý chí”, nghĩa là cho phép các bên được tự do lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp, xác lập các quy định có tính chất bắt buộc để bảo đảm cho quá trình trọng tài diễn ra một cách công bằng, hợp lý.

46

Bàn về sự can thiệp hay hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động trọng tài, hiện nay các nước trên thế giới đã và đang tranh luận, tiếp cận theo những cách khác nhau. Nhiều chuyên gia cho rằng cần có sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình trọng tài, nhiều người khác thì chỉ cho đó là sự hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động của trọng tài. Nhưng các ý kiến đều có một điểm tương đồng là hoạt động trọng tài không thể thoát ly khỏi sự hỗ trợ và kiểm soát của quyền lực công. Vấn đề là phải xác định được sự cần thiết và mức độ can thiệp của quyền lực công tới hoạt động của trọng tài. Kinh nghiệm của các nước có lịch sử trọng tài lâu đời cho thấy, Nhà nước không trực tiếp quản lý tổ chức và hoạt động của trọng tài mà chỉ xây dựng khung pháp luật tạo cơ sở cho trọng tài hoạt động. Việc trực tiếp quản lý là do các hiệp hội thương mại, các tổ chức trọng tài đảm nhận.

Một trong những cơ chế hỗ trợ của Nhà nước đối với Trọng tài là việc nhờ Toà án hay một cơ quan có thẩm quyền chỉ định trọng tài. Tuy nhiên các tổ chức trọng tài không đưa ra những trợ giúp giống nhau. Một số tổ chức trọng tài có uy tín chỉ đưa ra một tập hợp các quy tắc và hướng dẫn mà không cung cấp thêm dịch vụ trọng tài nào khác chẳng hạn như Hiệp hội Trọng tài Hàng hải Luân Đôn (LMAA), LMAA viết trong bản thông báo về Các điều khoản trọng tài năm 1997 của tổ chức này như sau: “Chúng tôi không có ý định “thể chế hoá” các quy định trọng tài của LMAA mà đơn giản chỉ cung cấp những lời hướng dẫn theo một hình thức rõ ràng và tiện lợi, nhằm tạo hiệu quả lớn hơn và giải quyết nhanh chóng hơn những tranh chấp bằng phương thức trọng tài”. Một số tổ chức trọng tài khác lại đưa ra những quy tắc tố tụng và một danh sách các trọng tài đạt tiêu chuẩn nhưng lại không tham gia vào việc chỉ định trọng tài viên. Hội Trọng tài Hàng hải New York là một ví dụ vì họ không thụ lý các vụ kiện và họ không tính các khoản lệ phí hành chính.

Thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại

Trong thực tế, nhiều phán quyết của Trọng tài được các bên đương sự tự nguyện thi hành, song cũng có khi bên thua kiện trì hoãn thi hành hoặc cố tình không thi hành phán quyết. Trong trường hợp đó, bên thắng kiện phải thông qua

47

toà án của nước thua kiện để đảm bảo cho phán quyết của trọng tài được thi hành. Bên thắng kiện phải làm đơn yêu cầu thi hành phán quyết của trọng tài kèm theo phán quyết đó gửi tới toà án của nước bên thua kiện để nhờ toà án can thiệp cho phán quyết được thi hành. Toà án nước bên thua kiện sẽ xem xét đơn yêu cầu đó và có thể ra mệnh lệnh thi hành phán quyết của trọng tài gửi cho bên thua kiện để bên này thi hành. Nếu bên thua kiện vẫn không thi hành thì sẽ áp dụng thủ tục cưỡng chế thi hành. Khi xem xét để ra mệnh lệnh thi hành phán quyết trọng tài, toà án dựa vào điều ước quốc tế có liên quan giữa hai nước hoặc dựa vào luật của nước mình khi chưa có điều ước quốc tế có liên quan, đó là Công ước New York năm 1958 về việc công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, Công ước châu Âu năm 1961 về trọng tài thương mại. Ngoài ra, việc thi hành phán quyết của trọng tài còn được quy định trong hiệp ước thương mại hàng hải, hiệp định thương mại.

Đối với hiệu lực của phán quyết trọng tài: hiện nay, các nước trên thế giới phân thành hai quan điểm. Ở một số nước, quyết định của trọng tài có hiệu lực như bản án, quyết định của toà án và được cưỡng chế thi hành, một số nước khác thì quyết định của trọng tài chưa được xem như bản án, quyết định của toà án và không có biện pháp cưỡng chế thi hành.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)