Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải bằng Trọng tà

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 108 - 110)

c) Những bất cập trong Pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải bằng Toà án

3.2.2.2 Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải bằng Trọng tà

thi hành kết quả hoà giải, thương lượng nếu bên kia không có thiện chí thực hiện. Và như vậy cần bổ sung các quy định về hỗ trợ của Nhà nước đối với hình thức hoà giải, thương lượng trong pháp luật tố tụng dân sự để tạo ra cơ sở pháp lý cho việc thi hành kết quả hoà giải, thương lượng.

Mặt khác, cũng cần quy định rõ ràng, cụ thể trong pháp luật tố tụng việc tiến hành hoà giải, thương lượng có phải là một thủ tục bắt buộc hay không trước khi khởi kiện ra Trọng tài hay Toà án. Theo quan điểm của tác giả, nên coi thương lượng, hoà giải là một thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện ra Trọng tài hoặc Toà án, quy định này khuyến khích các bên có thể thoả thuận, thương lượng với nhau hạn chế việc kiện tụng ra toà án hay trọng tài một cách không cần thiết, nhằm tiết kiệm cho các bên các chi phí kiện tụng, thời gian, công sức. Hoàn thiện pháp luật hoà giải, thương lượng trong giải quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp hàng hải nói riêng theo các giải pháp trên sẽ tạo ra một cơ chế thương lượng, hoà giải linh hoạt và hiệu quả, góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng biện pháp thay thế (ADR) là một phương thức giải quyết tranh chấp mới, được sử dụng nhiều ở các nước phát triển, trong phương thức này có sự kết hợp của các phương thức thương lượng, hoà giải và Trọng tài nên tạo được những hiệu quả nhất định. Pháp luật Việt Nam cũng cần nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc phương thức này để vận dụng cho phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội và thực tiễn giải quyết tranh chấp của đất nước.

3.2.2.2 Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hàng hải bằng Trọng tài Trọng tài

Trên cơ sở những bất cập, hạn chế của phương thức Trọng tài đã được trình bày ở Chương 2, tác giả xin nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hàng hải như sau:

108

Thứ nhất, dưới góc độ pháp luật hàng hải, thẩm quyền giải quyết của Trọng tài mà Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 quy định còn quá hẹp so với các hoạt động hàng hải được quy định trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam và thực tiễn tranh chấp hàng hải đang diễn ra, hơn nữa hiện cũng chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Do vậy, pháp luật trọng tài cần bổ sung thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài trong lĩnh vực hàng hải để làm cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết tranh chấp của các cơ quan tài phán nước ta.

Thứ hai, thực tế cho thấy, số lượng cũng như chất lượng Trọng tài viên Việt Nam còn hạn chế, còn thiếu nhiều trọng tài có chuyên môn trong lĩnh vực Hàng hải. Nhằm khắc phục hạn chế này nên chăng cần thành lập Toà Trọng tài Hàng hải Việt Nam trực thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam tương tự như Toà Trọng tài Hàng hải Luân Đôn. Tổ chức Trọng tài này chuyên giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực hàng hải. Tổ chức này sẽ là nơi quy tụ những trọng tài viên có trình độ cao về pháp luật, có kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực hàng hải. Sự ra đời của Toà Trọng tài Hàng hải Việt Nam là một tất yếu khách quan trước thực trạng giải quyết tranh chấp hàng hải trong nước và xu thế hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.

Nhằm thực thi có hiệu quả giải pháp trên, cần chuẩn hoá tiêu chuẩn trọng tài viên theo hướng mở rộng đối tượng trở thành trọng tài viên. Trọng tài viên là nhân vật trung tâm của thiết chế trọng tài và là một bảo đảm quan trọng cho thành công của hoạt động trọng tài. Kinh nghiệm của các nước cho thấy nên mở rộng phạm vi những đối tượng có thể trở thành trọng tài viên và trọng tài không nên trở thành một nghề thường xuyên. Bất cứ người nào có kinh nghiệm nghề nghiệp và có đủ tiêu chuẩn về đạo đức theo quy định của pháp luật đều có thể trở thành trọng tài viên nếu được chỉ định hoặc được mời. Bên cạnh đội ngũ trọng tài viên là công dân Việt Nam, có lẽ nên cho phép trọng tài viên nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Điều này sẽ góp phần phát triển quan hệ thương mại quốc tế. Mặt khác, nên tạo điều kiện thuận lợi nhất để trọng tài viên Việt Nam tham gia hoạt động trọng tài ở nước ngoài. Điều này sẽ thúc đẩy các trọng tài viên Việt Nam hoàn thiện mình, tự

109

trau dồi kiến thức và học hỏi kinh nghiệm quốc tế, để hoạt động trọng tài ngày càng tốt hơn.

Thứ ba, Pháp lệnh Trọng tài thương mại tuy ban hành năm 2003 nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, trong các doanh nghiệp do công tác tuyền truyền phổ biến pháp luật chưa thường xuyên, chưa phát huy được hiệu quả. Do vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Trọng tài một cách thường xuyên, có biện pháp tuyên truyền pháp luật phù hợp và hiệu quả, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm đưa pháp luật trọng tài đến mọi người dân một cách kịp thời nhất.

Tất cả các kiến nghị giải pháp hoàn thiện thiết chế trọng tài nêu trên chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta xây dựng và ban hành đươc một văn bản pháp luật thống nhất về Trọng tài, nếu chỉ có một pháp lệnh Trọng tài thương mại như hiện nay là chưa đủ, chưa bao quát được tất cả các tranh chấp cần được giải quyết bằng Trọng tài trong đó có tranh chấp hàng hải. Do vậy, cần nhanh chóng ban hành một đạo luật Trọng tài có như vậy mới khắc phục được những hạn chế, khuyết điểm trong cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hiện nay.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 108 - 110)