Mô hình tổ chức của Toà án có thẩm quyền tài phán hàng hải ở một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 48 - 52)

một số nước trên thế giới

Việc giải quyết các tranh chấp nói chung cũng như tranh chấp hàng hải nói riêng bằng tố tụng toà án trên thế giới đã có một bề dày lịch sử và hết sức phong phú, đa dạng. Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội, các điều kiện văn hoá, tập quán và hệ thống pháp luật, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hàng hải có thể được tổ chức dưới nhiều mô hình khác nhau. Có nước có tố tụng hàng hải riêng và có toà án hàng hải riêng như ở Trung Quốc, có nước tố tụng hàng hải được quy định là một phần trong tố tụng dân sự và toà án giải quyết các tranh chấp hàng hải là toà án dân sự như Canada…

48

Trên thế giới hiện nay đã và đang tồn tại hai hệ thống pháp luật cơ bản là hệ thống pháp luật các nước Anh- Mỹ (còn gọi là Common Law) và hệ thống pháp luật các nước Châu Âu lục địa (còn gọi là Civil Law)

Đối với các nước theo truyền thống pháp luật Anh- Mỹ như Mỹ, Anh, Thuỵ Điển và một số nước ASEAN từng là thuộc địa của Anh…Các quốc gia theo trường phái này thường không phân biệt rạch ròi giữa tranh chấp hàng hải với các loại tranh chấp khác như tranh chấp thương mại hay tranh chấp dân sự. Mọi tra nh chấp dù phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại hàng hải hay dân sự đều được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền chung thường là Toà án Thương mại, do vậy ở các nước này không có một Toà án độc lập, riêng biệt để giải quyết các tranh chấp hàng hải. Tuy nhiên, nhằm giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng và chính xác, một số nước thành lập các Toà chuyên biệt giải quyết các tranh chấp trong một lĩnh vực nhất định như thương mại, hàng hải.. những Toà này lại nằm trong cơ cấu của toà án có thẩm quyền chung. Chẳng hạn như nước Anh có Toà Thương mại và Toà Hàng hải thuộc Toà án khu vực (The Queen‟s Bench Division) giải quyết các tranh chấp thương mại và tranh chấp hàng hải, các tranh chấp này đều áp dụng thủ tục chung là thủ tục tố tụng dân sự. Thẩm phán của Toà án ở Anh phải là những nhà doanh nghiệp, nhà kinh doanh, việc xét xử của các thẩm phán Anh chủ yếu dựa vào các án lệ hàng hải. Ở Hoa Kỳ không có Toà án thương mại độc lập hay Tòa thương mại nằm trong Toà án tư pháp. Trừ một số Toà án ch uyên biệt như Toà xét xử tranh chấp về tiền tệ, Toà án hải quan, Toà phát minh sáng chế), các tranh chấp kinh tế khác trong đó có tranh chấp thương mại hàng hải, đều do Tòa án dân sự thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Các toà án sơ thẩm liên bang được gọi là Toà án đệ nhất cấp (hay Toà án quận hạt) của Hoa Kỳ. Khảo sát thực tiễn giải quyết tranh chấp ở các nước ASEAN cho thấy, các nước này cũng không thành lập các Toà chuyên biệt. Mọi tranh chấp trong đó có tranh chấp hàng hải đều được giải quyết tại Toà Dân sự, theo thủ tục tố tụng dân sự chung 9

.

9

Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp k inh tế ở nước ta hiện nay. TS. Đào Văn Hội, Nhà XB Chính trị Quốc gia, 2004. Trang 97.

49

Ở các nước theo truyền thống pháp luật châu Âu lục địa như Pháp, Đức, Italia…, không có Toà án riêng biệt để giải quyết tranh chấp hàng hải, các tranh chấp hàng hải thường do Toà án Thương mại nằm trong hệ thống Toà dân sự giải quyết. Nhằm giải quyết các tranh chấp, các quốc gia theo trường phái này thành lập các Tòa chuyên trách trong hệ thống Toà án Dân sự thẩm quyền chung với tên là Toà thương mại. Nhưng có điều đáng lưu ý là Toà án Thương mại chỉ được coi là một ban của Toà án Dân sự thẩm quyền chung và chỉ tiến hành xét xử sơ thẩm các tranh chấp thương mại. Trình tự chung thẩm hay phá án được xét xử như một vụ án dân sự bởi một toà án thường. Điều này được thể hiện rõ ở Cộng hoà liên bang Đức, ở nước này, thẩm quyền và thủ tục tố tụng áp dụng đối với các tranh chấp dân sự, thương mại được quy định thống nhất trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo đó, Toà án thương mại là một ban chuyên trách của hệ thống Toà án Dân sự có thẩm quyền rộng. Theo quy định của Luật tổ chức toà án của Cộng hoà Liên bang Đức, Toà án thương mại được thành lập trong Toà án tỉnh hoặc ngoài trụ sở Toà án tỉnh khi cơ quan tư pháp bang xét thấy có nhu cầu. Toà án thương mại xét xử sơ thẩm đối với các tranh chấp liên quan đến một hành vi thương mại theo quy định của Bộ luật thương mại. Ngoài ra, Toà án thương mại còn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hàng hải như tranh chấp liên quan đến kinh doanh vận chuyển, tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của chủ tàu…

Tuy nhiên, thẩm quyền xét xử của toà án thương mại ở các nước không chỉ quy định trong các luật tố tụng của quốc gia đó mà thẩm quyền này còn có thể được xác định trên cơ sở Điều ước quốc tế có liên quan khi điều ước này quy định tranh chấp hàng hải phải do toà án quốc gia giải quyết, đương nhiên điều ước quốc tế này phải đang có hiệu lực, được quốc gia đó thừa nhận hoặc tham gia ; hoặc trên cơ sở sự thoả thuận thống nhất giao tranh chấp cho toà án giải quyết của các bên đương sự được quy định trong hợp đồng. Do vậy, muốn kiện tới toà thương mại của nước nào phải căn cứ vào luật quốc gia nếu luật quốc gia có quy định chẳng hạn như các quy định xung đột về thẩm quyền của Toà án, hoặc căn cứ vào hợp đồng, văn bản thoả thuận giữa các bên, vào Điều ước quốc tế có liên quan đang có hiệu lực tương

50

ứng giữa các nước. Tuy nhiên, luật pháp tố tụng của một số nước vẫn ưu tiên Toà án nước mình quyền xét xử các tranh chấp hàng hải và quyền áp dụng luật nước mình mặc dù các bên đã lựa chọn một toà án nước khác và áp dụng luật pháp của nước đó để giải quyết (trong trường hợp vận đơn quy định đơn phương quyền tài phán của Toà án của quốc gia bên kia), điển hình là Anh và Singapore là hai nước theo hệ thống thông luật (án lệ). Toà án thương mại của bất kỳ nước nào cũng chỉ tuân thủ luật tố tụng của nước mình nghĩa là tuân thủ về việc thụ lý đơn kiện, chuẩn bị xét xử, tiến hành xét xử theo đúng luật tố tụng của nước mình. Còn khi giải quyết tranh chấp toà án phải áp dụng luật nội dung điều chỉnh hợp đồng.

Liên quan đến vấn đề thẩm quyền xét xử của Toà án, ngoài quy định của pháp luật quốc gia, các Điều ước Quốc tế cũng đã đề cập vấn đề này. Đơn cử như Công ước quốc tế về các quy tắc có liên quan đến quyền tài pháp dân sự trong đâm va tàu biển được ký kết giữa các quốc gia ngày 10 tháng 5 năm 1952 tại Brucxen, dự thảo Công ước quốc tế về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến quyền tài phán dân sự, chọn luật, công nhận và thi hành các bản án trong các vụ đâm va năm 1977; Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu năm 1992 (CLC); Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển năm 1999…Theo quy định của các Công ước Toà án của một quốc gia chỉ có quyền xét xử đối với một vụ tranh chấp hàng hải cụ thể nếu quốc gia đó là thành viên của Công ước trừ trường hợp các bên tranh chấp có thoả thuận khác. Chẳng hạn, theo quy định của Công ước quốc tế về các quy tắc có liên quan đến quyền tài phán dân sự trong đâm va tàu biển năm 1952, Toà án của Quốc gia thành viên có thẩm quyền xét xử đối với các vụ kiện về đâm va giữa các tàu biển hoặc giữa các tàu biển với các tàu chạy trong nội địa khi nguyên đơn gửi đơn kiện trước Toà án tại nơi bị đơn có nơi ở thường xuyên hoặc có trụ sở kinh doanh; hoặc là trước Toà án nơi bắt giữ tàu biển của bị đơn hoặc bất cứ tàu nào khác thuộc về bị đơn mà có thể bị bắt giữ một cách hợp pháp, hoặc ở nơi lẽ ra tàu bị bắt giữ và đã nộp tiền bảo lãnh hoặc các phương tiện bảo đảm khác hoặc nguyên đơn có thể lựa chọn Toà án nơi xảy ra đâm va khi đâm va đó xảy ra ngay trong phạm vi cảng hay vùng nội thuỷ để khởi kiện. Tuy nhiên,

51

nếu các bên trước đó đã có thoả thuận đưa tranh chấp ra giải quyết trước Toà án khác ngoài các toà án trên hoặc đã lựa chọn Trọng tài để giải quyết thì sẽ không áp dụng những quy định về quyền tài phán của Toà án theo Công ước này (Điều 2, Công ước 1952).

Như vậy, có thể thấy quyền tài phán của Toà án đối với các tranh chấp hàng hải không chỉ được xác định dựa trên pháp luật của một quốc gia; trên cơ sở sự định đoạt của các bên trong hợp đồng mà nó còn được xác định dựa trên các Công ước quốc tế có liên quan đến tranh chấp mà Quốc gia đó là thành viên của Công ước. Sở dĩ quyền tài phán của toà án được xác định trên diện rộng như vậy cũng là nhằm bảo vệ cho quyền và lợi ích chính đáng của bên bị gây thiệt hại, bảo vệ cho chủ quyền, lợi ích chung của quốc gia thành viên đồng thời cũng nhằm ngăn ngừa những hành vi vi phạm của các chủ thể tham gia sử dụng khai thác tàu biển.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về giải quyết tranh chấp hàng hải (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)