Xây dựng văn hóa tổ chức ở Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 96 - 98)

3.3. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý nhằm tăng cường hơn nữa quyền tự chủ và

3.3.4.Xây dựng văn hóa tổ chức ở Đại học Quốc gia Hà Nội

Khái niệm “Văn hóa tổ chức” được dùng để chỉ sự thông hiểu về sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ và sự tự giác thực hiện nhiệm vụ một cách có chất lượng và hiệu quả của các thành viên trong tổ chức đó. Văn hóa tổ chức cũng biểu hiện qua trình độ, khả năng lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu tổ chức.

Văn hóa tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tạo nên “ưu thế cạnh tranh của một tổ chức”, phù hợp với nhu cầu và các chiến lược bên trong cũng như bên ngoài của tổ chức. Nó giúp người quản lý hiểu được những khía cạnh phức tạp, tiềm ẩn bên trong một tổ chức, giúp mọi thành viên của tổ chức được huy động, lôi cuốn vào việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề, tạo sự đoàn kết, học hỏi lẫn nhau, được chủ động và có trách nhiệm với tổ chức, với chất lượng hoạt động để cùng xây dựng “tổ chức biết học hỏi”, tạo ra bầu không khí làm việc nhân văn trong tổ chức.

Thực tế cho thấy, một TĐH có văn hóa tổ chức cao, TĐH đó sẽ có khả năng thực hiện tốt hơn quyền TC&TNXH của mình. Bởi chỉ trên cơ sở nhận

Formatted: H3, Left, Indent: First line: 0",

thức tốt mối quan hệ sóng đôi giữa quyền tự chủ với tính chịu trách nhiệm trước Nhà nước, xã hội và trước các đối tác của mình, thì TĐH mới có khả năng thực hiện tốt hai vế của vấn đề “quyền và nghĩa vụ” trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể của mình và đây cũng là cơ sở khoa học để Nhà nước thể chế hóa các quy định về tổ chức và hoạt động của TĐH.

Để có thể xây dựng thành công TĐH thành một tổ chức biết học hỏi, đòi hỏi toàn thể đội ngũ CBVC trong nhà trường phải hiểu biết sâu sắc, rõ ràng về sứ mệnh, mục tiêu của nhà trường, phải biết được trường của mình hoạt động như thế nào. Họ phải hình dung được một cách tổng thể về nhà trường cũng như hiểu biết về công việc của mình và nhiệm vụ của đơn vị, bộ phận nơi mình làm việc. Mỗi CBVC được yêu cầu phải gắn lợi ích của mình với lợi ích của nhà trường, hăng say làm việc để giúp cho nhà trường đạt được mục tiêu một cách nhanh nhất và hiệu quả cao nhất.

Thực tiễn hoạt động của ĐHQGHN thời gian qua cho thấy vẫn còn hiện tượng mất dân chủ và bè phái diễn ra, làm giảm sút ý chí cống hiến của một bộ phận không nhỏ CBVC và CBQL các cấp, làm cho hiệu quả hoạt động chưa cao. Ngoài ra, tư tưởng ỷ lại, đố kỵ hay cục bộ... vẫn còn tồn tại trong các đơn vị trực thuộc dưới nhiều hình thức khác nhau, đã tạo ra những rào cản bất lợi cho sự phát triển của các đơn vị nói riêng và của ĐHQGHN nói chung. Vì vậy, trong cộng đồng ĐHQGHN hiện nay rất cần bầu không khí làm việc bình đẳng, đoàn kết thống nhất, hợp tác chặt chẽ giữa ĐHQGHN và các đơn vị trực thuộc, giữa các đơn vị trực thuộc với nhau và giữa các CBVC với nhau để cùng thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống.

Để xây dựng văn hóa tổ chức trong triển khai thực hiện quyền TC&TNXH của ĐHQGHN, cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Thứ nhất, ĐHQGHN thiết lập các quy định, hướng dẫn thực hiện để nâng cao tính khả thi của các quy định pháp luật về quyền TC&TNXH của các đơn vị sự nghiệp GD&ĐT công lập, tăng cường hiệu lực và hiệu quả trong việc chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện quyền TC&TNXH đối với các đơn vị trực thuộc.

Thứ hai, Ban Giám đốc ĐHQGHN, Văn phòng, các Ban chức năng cần thống nhất trong chỉ đạo và điều hành để cùng xây dựng tầm nhìn, quan điểm và

triết lý phát triển chung cho ĐHQGHN và cho các đơn vị trực thuộc; tích cực đổi mới cơ chế quản lý, vận dụng những ý tưởng sáng tạo để đạt được sự cộng tác, hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị trực thuộc.

Thứ ba, ĐHQGHN và các đơn vị trực thuộc cần tăng cường công tác tuyên truyền để làm rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ĐHQGHN, làm cho mọi CBVC, đặc biệt là CBQL các cấp trong ĐHQGHN có nhận thức chung về sứ mệnh, về hệ thống tổ chức và quyền TC&TNXH của ĐHQGHN nói chung và của các đơn vị nói riêng, cũng như những giải pháp nhằm tăng cường, phát huy có hiệu quả quyền TC&TNXH của ĐHQGHN.

Thứ tư, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc kết hợp với các tổ chức đoàn thể cùng cấp nhận diện cho đúng những yếu tố cơ bản tác động lên việc thực hiện quyền TC&TNXH của các cơ sở GDĐH trong cơ chế thị trường định hướng XHCN để xây dựng đơn vị thành một tổ chức có “văn hóa của tổ chức biết học hỏi”, từ đó có những tác động tích cực đến công tác tổ chức và nhân sự.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 96 - 98)