Tăng cường hệ thống đảm bảo chất lượng và thực hiện kiểm định

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 93 - 96)

3.3. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý nhằm tăng cường hơn nữa quyền tự chủ và

3.3.3. Tăng cường hệ thống đảm bảo chất lượng và thực hiện kiểm định

lượng đối với các đơn vị đào tạo

Vấn đề TNXH ngày càng được chú trọng và nới rộng phạm vi ra bên ngoài xã hội. Các quy định dần thúc ép các TĐH phải thể hiện TNXH nhiều hơn. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ đã chỉ rõ việc hoàn thiện chính sách theo hướng bảo đảm TNXH của cơ sở GDĐH, sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với GDĐH. Quy chế thực hiện công khai (Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT) cho thấy bước tiến về đảm bảo TNXH. Theo đó, một TĐH phải công khai và chịu TNXH về nội dung, hình thức và thời điểm hoạt động đào tạo, NCKH… của mình. Điều này cho thấy có sự thay đổi nhận thức rất lớn của Nhà nước về TNXH của TĐH.

Việc bảo đảm TNXH được thực hiện không chỉ dựa vào ý thức trách nhiệm hay cam kết tự nguyện mà cần dựa trên cả một hệ thống pháp lý để duy trì

và thúc đẩy. Việc xây dựng cơ chế và quy định buộc các trường công khai kết quả kiểm định tài chính, chất lượng hay kết quả xếp hạng trường cho các bên có liên quan là một phương thức đảm bảo trách nhiệm giải trình phổ biến. Việc quy định các trường tự đánh giá và công khai sự phù hợp của các chương trình đào tạo với thị trường lao động và mục tiêu quốc gia cũng là cách bảo đảm trách nhiệm được thực hiện.

Xin trích bài viết của tác giả Lâm Quang Thiệp2: “…Một thể chế hết sức quan

trọng để đảm bảo TNXH của TĐH là hệ thống đảm bảo chất lượng cho GDĐH. Trong từng TĐH, hệ thống này đảm bảo cho mọi khâu của hệ thống đào tạo và các hoạt động khác của nhà trường được thực hiện một cách đúng đắn như đã cam kết hoặc được quy định. Gắn liền với hệ thống này, quy trình kiểm định công nhận (accreditation) xuyên suốt từ hoạt động tự đánh giá, khảo sát tại chỗ của đồng nghiệp và quyết định công nhận chất lượng của các cơ quan điều phối sẽ hỗ trợ cho nhà trường giải trình công khai các hoạt động của mình cho các nhóm người có lợi ích liên quan (stakeholders) và cho xã hội”.

Với mục tiêu đặt ra là hình thành được quan điểm quản lý chất lượng trong hệ thống, đồng thời làm cho hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng, quy trình kiểm định công nhận chất lượng tại các TĐH trở thành thường xuyên. Các kết quả kiểm định chất lượng (trong đó có công tác tài chính, hành chính, tổ chức cán bộ và các dịch vụ của TĐH) được công bố công khai sẽ tạo động lực thúc đẩy các TĐH tăng cường chất lượng và nâng cao TNXH của mình.

Quá trình kiểm định chất lượng sẽ làm cho các TĐH nhận thức rõ việc nâng cao chất lượng không chỉ là công việc của cơ quan quản lý mà là nhiệm vụ của mỗi TĐH. Chất lượng đào tạo chỉ có thể đạt được nếu trường có ý thức nâng cao chất lượng đào tạo của mình. Việc kiểm định chất lượng chỉ thực sự có ý nghĩa khi các trường nhận thức được: chất lượng phải có từ bên trong các TĐH trước khi được đánh giá công nhận từ bên ngoài.

“...quy định về kiểm định chất lượng (Quyết định 27/2007/QĐ-BGDĐT), tiêu chuẩn đánh giá chất lượng (Quyết định 65/2007/QĐ-BGDĐT) không chỉ cụ thể hóa TNXH về mặt pháp lý ở khía cạnh chất lượng hay tính phù hợp mà còn là cơ sở pháp lý QLNN về GDĐH bằng chất lượng. Nó cho thấy nhận thức tích cực về TNXH và sự thúc đẩy trách nhiệm cải thiện chất lượng. Các quy định về điều kiện, quy trình thành lập trường (Quyết

định 07/2009/QĐ-TTg), về tiêu chuẩn giáo viên hay về chương trình khung cũng nhằm góp phần đảm bảo chất lượng, TNXH của các TĐH...”. (Nữ, PGS, TS, Viện ĐBCLGD)

Mô hình ĐHQGHN là mô hình ĐH đa ngành, đa lĩnh vực, liên thông, liên kết, hoạt động theo cơ chế mở, trong đó các đơn vị đào tạo (TĐH thành viên, khoa trực thuộc) đảm nhận một phần hoặc một giai đoạn của quá trình đào tạo. Do đó, kiểm định chất lượng đào tạo chỉ thực hiện các nhiệm vụ mà đơn vị đó được giao đảm nhận. Sản phẩm của kiểm định chất lượng trong ĐHQGHN là tổng hợp các kết quả từ nhiều đơn vị đào tạo trực thuộc.

Vì vậy, cần thành lập ở mỗi đơn vị đào tạo trực thuộc ĐHQGHN một bộ phận chuyên trách về các hoạt động đảm bảo chất lượng, có thể là một trung tâm đảm bảo chất lượng hoặc một bộ phận chuyên môn. Cơ chế hoạt động của bộ phận này phải có mối quan hệ chặt chẽ với từng bộ phận khác trong cùng đơn vị để phối hợp với các bộ phận đó trong triển khai các hoạt động đánh giá nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về các hoạt động của đơn vị, đồng thời từng bước đánh giá, hoàn thiện và cải tiến chất lượng của các hoạt động của từng khoa, bộ môn và các hoạt động quản lý chuyên môn như: hành chính, tài chính, tổ chức cán bộ, đào tạo, NCKH và cơ sở vật chất...

Khi tiến hành đánh giá và kiểm định chất lượng hoạt động của các đơn vị đào tạo, cần tập trung vào các phương diện sau:

Thứ nhất, đánh giá và theo dõi chất lượng sinh viên tốt nghiệp. Đây là hoạt động rất quan trọng, làm minh chứng cho quan điểm đào tạo theo nhu cầu xã hội. Thực hiện điều tra tình trạng việc làm và đi học tiếp sau khi tốt nghiệp ĐH, mức độ hài lòng với năng lực của sinh viên tốt nghiệp của các nhà tuyển dụng.

Thứ hai, đánh giá và giám sát chất lượng giảng dạy. Đây là hoạt động giúp các CBQL và giảng viên của đơn vị điều chỉnh, bổ sung trong các hoạt động của mình. Đánh giá qua mức độ sinh viên chấp nhận chất lượng giảng dạy, kết quả học tập của sinh viên, tỷ lệ đạt yêu cầu từng môn học và tỷ lệ tốt nghiệp.

Thứ ba, đánh giá chất lượng NCKH của đơn vị đào tạo. Đây là một hoạt động mà hiện nay các đơn vị đang quan tâm. Việc đánh giá sự gắn kết giữa đào tạo và NCKH của đơn vị, trong đó chú trọng NCKH của giảng viên và sinh viên.

Thứ tư, định kỳ đánh giá chất lượng công tác hành chính, tổ chức cán bộ, tài chính, cơ sở vật chất, thông tin - thư viện và các dịch vụ hỗ trợ khác của các đơn vị đào tạo để từng bước cải thiện, hoàn thiện và đáp ứng yêu cầu của sinh viên, đội ngũ CBVC trong mỗi đơn vị, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Thứ năm, đánh giá các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo như: phát triển chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp học tập, hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá.

Thứ sáu, đánh giá công tác quan hệ quốc tế. Đây là một hoạt động quan trọng để đơn vị hội nhập với các cơ sở GDĐH nước ngoài, tăng cường hợp tác quốc tế để đào tạo, liên kết quốc tế, trao đổi chương trình đào tạo và học thuật.

Ngoài ra, các đơn vị đào tạo cần định kỳ tiến hành tự đánh giá. Theo định kỳ, mỗi đơn vị, bộ phận hay mỗi chương trình đào tạo tiến hành tự đánh giá và tiến tới tự đánh giá toàn bộ các hoạt động của đơn vị.

Song song với hoạt động đảm bảo chất lượng, ĐHQGH phải thực hiện kiểm định công nhận đối với các đơn vị đào tạo trực thuộc.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)