Phân cấp về tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán bộ

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 67 - 69)

2.2. Thực trạng phân cấp quản lý và thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm

2.2.2.3. Phân cấp về tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán bộ

Với quan điểm đổi mới cơ chế quản lý theo hướng tập trung phần lớn thẩm quyền ra quyết định cho các đơn vị trực thuộc, trao cho họ quyền tự chủ cao trong công tác nhân sự, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị chủ động, sáng tạo trong việc thu hút, tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ CBVC phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đáp ứng nhu cầu công việc. Theo văn bản số 1660/TCCB, ĐHQGHN phân cấp tuyển dụng cán bộ cho các đơn vị trực thuộc như sau:

i) Các đơn vị thực hiện việc tuyển dụng viên chức theo các quy định hiện hành trên cơ sở số lượng biên chế đã được ĐHQGHN phê duyệt.

ii) Đơn vị được tuyển dụng báo cáo bằng văn bản về kế hoạch tuyển dụng, trong đó cần nêu rõ: tổng số biên chế đã được chấp thuận, chỉ tiêu biên chế đã sử dụng, chỉ tiêu biên chế cần tuyển, tiêu chuẩn cụ thể cho từng vị trí công tác, quy trình và thời gian thực hiện công tác tuyển dụng.

iii) Nếu được chấp thuận, đơn vị tiến hành tuyển dụng theo quy định. iv) Sau khi hoàn thành công tác tuyển dụng, đơn vị báo cáo ĐHQGHN để thẩm tra và ra quyết định công nhận kết quả tuyển dụng và kết quả trúng tuyển.

v) Căn cứ quyết định công nhận kết quả tuyển dụng, thủ trưởng đơn vị ký hợp đồng làm việc với người trúng tuyển. [18]

Riêng đối với các TĐH thành viên, ngoài quyền tự chủ về tuyển dụng cán bộ theo phân cấp nêu trên, năm 2010, tại Quyết định số 426/QĐ-TCCB, Giám đốc ĐHQGHN đã trao thêm cho hiệu trưởng các TĐH thành viên quyền: “quyết định công nhận kết quả tuyển dụng và kết quả trúng tuyển” đối với những người trúng tuyển. Như vậy, đến nay các TĐH thành viên đã được trao quyền tự chủ hoàn toàn trong công tác tuyển dụng cán bộ theo như Nghị định 43.

Trong công tác quản lý và sử dụng cán bộ, các đơn vị trực thuộc được trao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm trong các công việc như: Ký hợp đồng làm

Formatted: Font: Not Bold, Font color: Auto Formatted: Font: Not Bold, Font color: Auto

việc, quyết định chuyển ngạch, bổ nhiệm vào ngạch viên chức sau đào tạo hoặc sau thi nâng ngạch, sau khi hết thời hạn của hợp đồng làm việc lần đầu; Quyết định việc điều động, biệt phái, tiếp nhận, thuyên chuyển; Quyết định nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc; Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng lương trước nghỉ hưu, phụ cấp thâm niên vượt khung; xem xét và quyết định xử lý kỷ luật... đối với các CBVC từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống. Thủ trưởng đơn vị có quyền quyết định công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, các danh hiệu thi đua của các tập thể, cá nhân trong đơn vị và bổ nhiệm, miễn nhiệm các CBQL của đơn vị...

Như vậy, nếu so với Nghị định 43, thì các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN về cơ bản đã được trao quyền tự chủ cao trong công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ CBVC của mình, đặc biệt là các TĐH thành viên có quyền tự chủ cao hơn, gần như tương đương các TĐH khác thuộc Bộ GD&ĐT. Do đó, trong lĩnh vực này, hầu như ĐHQGHN chỉ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoặc phê duyệt kết quả tuyển và trúng tuyển của các đơn vị trực thuộc, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong việc thu hút, tuyển dụng được nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt về công tác tại các đơn vị, đặc biệt là những cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo tại các trường có uy tín ở nước ngoài.

Tóm lại, thời gian qua việc phân cấp quản lý trong công tác nhân sự của ĐHQGHN đã dựa vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng tài chính của các đơn vị trực thuộc (hiện ĐHQGHN phân làm 03 loại đơn vị theo Nghị định 43), tuy nhiên ĐHQGHN lại chưa chú ý đến việc đơn vị đó có đủ năng lực để đảm nhận các nhiệm vụ được phân cấp hay không (ví dụ các đơn vị có quy mô nhỏ như Trung tâm Nghiên cứu về Phụ nữ, có nhân lực hạn chế, rất khó thực hiện được các nhiệm vụ được phân cấp trong tuyển dụng cán bộ nhưng lại được phân cấp tương đương những đơn vị có quy mô lớn như Trung tâm Thông tin - Thư viện).

Ngoài ra, cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ ở ĐHQGHN còn chưa phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế và GDĐH trong thời kỳ đổi mới toàn diện; tiêu chuẩn tuyển dụng nói chung còn cao so với các

Formatted: Font: Times New Roman, 13.5 pt Formatted: Font: Times New Roman, 13.5 pt

ngành nghề khác trong xã hội, trong khi đó lại chưa có cơ chế chính sách đãi ngộ phù hợp, khả năng tài chính còn hạn hẹp, dẫn đến khó tuyển dụng cán bộ, tình trạng “chảy máu chất xám” có xu hướng gia tăng trong các đơn vị đào tạo và NCKH trực thuộc. Công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nhiều đơn vị trực thuộc chưa thực sự được quan tâm, chưa có chính sách phù hợp để phát huy nguồn lực CBKH trong đơn vị, do đó hiệu quả sử dụng cán bộ còn thấp, làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển mọi mặt của ĐHQGHN.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)